Chỉa sẻ kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống

 Sự thật là việc bắt đầu một nhà hàng mới thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mở một nhà hàng mới không phải là quá khó khăn. Việc bạn cần chỉ là lên kế hoạch thật cẩn thận, chi tiết và chuẩn bị đầy đủ 11 bước sau đây là đã có thể tự tin tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quán ăn rồi.

Bước 1: Lựa chọn phong cách quán ăn nhà hàng

 Xác định rõ loại nhà hàng, quán ăn bạn muốn. Hãy xem xét loại đồ ăn bạn muốn phục vụ và khoảng giá cho thực đơn. Bạn cũng nên xác định liệu bạn có muốn phục vụ đồ uống có cồn trong cửa hàng hay không.

quán cơm văn phòng

 Hiện nay có rất nhiều loại hình nhà hàng quán ăn khác nhau như quán ăn bình dân, sang trọng, nhà hàng thức ăn nhanh, buffet, lẩu nướng,…. Vậy nên việc đầu tiên trước khi kinh doanh là bạn cần xác định phong cách nhà hàng, quán ăn của mình là gì. Có nhiều yếu tố để bạn xem xét mình nên theo phong cách nào như: sở thích và chuyên môn của bạn, thị trường đang cần hay thiếu mô hình nhà hàng nào, vốn và ngân sách của bạn,…

Bước 2: Phân tích vốn đầu tư

 Cân nhắc về số vốn bạn cần có thể bắt đầu mở nhà hàng, và bạn sẽ kiếm số tiền đó bằng cách nào. Bạn có thể vay nợ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là bạn chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể rồi trình bày với những nhà đầu tư tiềm năng (nếu bạn cần góp vốn), còn nếu kinh doanh bằng vốn tự có thì có thể tự mình triển khai nhé. Trong bản kế hoạch kinh doanh này, bạn hãy thể hiện rõ cách thức bạn sẽ tiến hành để khiến cho nhà hàng của bạn trở nên hoàn toàn khác biệt với những nhà hàng khác, và lợi nhuận bạn dự tính sẽ thu được.

vốn kinh doanh

 Bạn cần hoạch định chi phí sẽ phải trả khi mở quán. Những chi phí bắt buộc phải có như:

 Công cụ lao động và tài sản cố định

 1. Số lượng bàn ăn:

 – Mặt bằng đủ diện tích cho số lượng bàn ăn

 – Bàn lễ tân + điều hành + kế toán ( Diện tích mặt bằng )

 – Ly, chén… ( dụng cụ dùng ăn uống )

bàn ghế

 2. Các món ăn:

 – Diện tích xây dựng bếp chế biến

 – Dụng cụ nấu nướng

 – Dụng cụ phục vụ chế biến

 – Diện tích mặt bằng khâu chuẩn bị, tập kết thực phẩm

 – Nguồn nước

 – Hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh

quầy bếp nhà hàng

 3. Hệ thống băng, biển quảng cáo

 4. Dụng cụ phục vụ :

 – Quạt mát

 – Đèn thắp sáng

 – Khay đựng thức ăn

 – Bộ muỗng gắp thức ăn

 – Xe đẩy,…

dụng cụ phục vụ tại nhà hàng

 Nhân lực: ( Có thể chia làm 3 nhóm: 1/ Thực phẩm, chế biến; 2/ Phục vụ, 3/ Lễ tân, kế toán, điều hành )

 – Đầu bếp

 – Phụ bếp

 – Nhân viên chạy bàn

 – Nhân viên lễ tân

 – Nhân viên điều hành, quản lý

 – Nhân viên kế toán, thanh toán

 – Nhân viên thực phẩm

 – Nhân viên coi giữ xe

quản lý nhân viên nhà hàng

 Dự phòng quỹ tiền mặt cho:

 1. Mặt bằng kinh doanh ( đất, nhà )

 2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến: soong, nồi, chảo…

 3. Dụng cụ phục vụ : ly, chén, thìa dĩa,bàn ghế, đèn điện, quạt điện…

 4. Thực phẩm, gia vị…

 5. Dụng cụ quảng cáo: Băng rôn, biển quảng cáo…

 6. Vốn đầu tư xây dựng: bếp lò, nhà cửa …

quỹ dự phòng

Bước 3: Nghiên cứu thị trường & đối thủ

 Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, bao gồm những đối thủ trực tiếp (các nhà hàng phục vụ cùng loại) và đối thủ gián tiếp (các nhà hàng phục vụ loại đồ ăn khác). Xem xét giá cả và món ăn của các đối thủ để biết mức giá chung trong khu vực. Rút ra cho mình những điểm khác biệt mà chưa ai làm, có như vậy quán của bạn dù ra đời sau nhưng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.

nghiên cứu khảo sát thị trường

 Trong bước này bạn cũng cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là ai. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào phong cách của nhà hàng mà bạn đã xác định từ ban đầu. Khách hàng của bạn có thể là nhân viên văn phòng, người trung niên, học sinh sinh viên, người ăn chay,…

Bước 4: Lên kế hoạch thuê mặt bằng

 Cân nhắc địa điểm mở nhà hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng. Nếu bạn mở quán tại một địa điểm cách xa đường lớn và khuất, bạn sẽ rất khó có thể thành công. Thông thường, các nhà hàng được đặt gần đường quốc lộ, các con phố chính với nhiều văn phòng công ty và trung tâm thương mại, và có thể gần với nhiều nhà hàng khác tạo nên một trung tâm ăn uống để hút khách. Các trung tâm thương mại, trường đại học và cao đẳng cũng là một lựa chọn đúng đắn để mở nhà hàng.

thuê mặt bằng nhà hàng quán ăn

 Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thương lượng chi phí thuê địa điểm, hãy chắc chắn rằng chi phí này bao gồm cả việc sửa sang lại cửa hàng, và nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.

Bước 5: Lên kế hoạch – định giá menu

 Lên danh sách những món ăn bạn sẽ bán trong quán. Định lượng và chế biến các món ăn trước từ đó soạn ra công thức chế biến. Như vậy thì bạn sẽ hoạch định được chi phí nguyên liệu cho từng món và định giá menu dễ dàng hơn.

 Có nhiều cách để định giá các món ăn như:

 + Định giá theo chi phí

 Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất, bạn chỉ cần tính toán chi phí của món ăn. Sau đó cộng thêm lợi nhuận mà bạn mong muốn.

 Ví dụ tổng chi phí chế biến món ăn là 100.000 đồng. Bạn muốn thu được lợi nhuận 20% thì giá bán trong menu của món này là 120.000 đồng.

 + Định giá theo đối thủ cạnh tranh

 Khảo sát giá của các đối thủ trên thị trường, từ đó định giá tương tự với quán của mình. Bạn có thể cạnh tranh giá bằng cách định giá thấp hơn giá đối thủ.

 + Định giá theo chất lượng cảm nhận

 Đây là phương pháp định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng về giá trị mà họ có thể bỏ ra cho món ăn. Ví dụ như với tô phở chọc trời ở Landmark 81 HCM có giá 920.000 đồng/tô. Nó bao gồm giá trị cảm nhận của khách hàng khi ngồi trên cao, ngắm nhìn được khung cảnh đẹp, được phục vụ chu đáo,…. để định giá của món ăn.

Bước 6: Lựa chọn phong cách thiết kế & trang trí

thiết kế nhà hàng

 Tiếp theo là lựa chọn các phong cách thiết kế quán ăn, nhà hàng của bạn. Có nhiều phong cách thiết kế đang được nhiều nhà hàng lựa chọn. Đó có thể là phong cách bình dân, sang trọng, phong cách phương tây, cổ điển, đơn giản,…

Bước 7: Trang bị cơ sở vật chất

 Bạn đã liệt kê những vật dụng và thiết bị cần mua sắm ở phần hoạch định chi phí dự trù. Đây là lúc bạn tìm nhà cung cấp để trang bị đầy đủ cho quán của mình.

Vật dụng nhà hàng, quán ăn

 Ngoài những vật dụng phục vụ, nấu nướng thì một trong những thiết bị không thể thiếu là máy bán hàng. Đây là thiết bị hỗ trợ tính tiền, order, in hóa đơn và quản lý cửa hàng.

Chiến lược kinh doanh nhà hàng ăn uống

 Chiến lược kinh doanh là gì? Bạn cần xây dựng chiến lược như thế nào? Dưới đây là 7 bước trả lời cho câu hỏi của bạn:

Khảo sát thị trường

 Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần khảo sát tình hình thị trường chung: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá nhóm đối tượng khách hàng, tìm ra đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp cho nhà hàng.

Định hướng chiến lược kinh doanh

 Từ những phân tích thị trường, nhà đầu tư sẽ xác định thông tin về nhà hàng: Mô hình kinh doanh, phong cách, Dịch vụ đi kèm, sản phẩm phục vụ… Dựa vào số vốn đầu tư ban đầu mà bạn đề ra mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và hướng phát triển sau đó của nhà hàng.

Xác định phương án kinh doanh

 Đây là lúc các chủ đầu tư lựa chọn phương án kinh doanh với những công việc cụ thể. Như vậy, bạn phải nắm mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ cùng những cơ hội và thách thức để có thể cạnh tranh và phát triển.

Thiết kế và xây dựng ngân sách

 Chủ đầu tư cần liên kết với bộ phận thiết kế có chuyên môn để thiết kế và xây dựng công trình để nhà hàng nhanh chóng được đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Cùng lúc đó, chủ doanh nghiệp xây dựng ngân sách hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn, xác định giá thành sản phẩm cũng như dự trù nguồn khách hàng trong tương lai.

Sử dụng chiến lược marketing hiệu quả

 Các hoạt động truyền thông, marketing ấn tượng sẽ thu hút khách đến nhà hàng, góp phần tăng doanh thu. Chiến dịch marketing cần được triển khai thực hiện trước khai trương và xuyên suốt quá trình kinh doanh để duy trì hình ảnh đẹp của nhà hàng.

 Thiết kế nhà hàng độc đáo
Thiết kế nhà hàng độc đáo cũng là một chiến lược kinh doanh hiệu quả – Ảnh: Internet

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

 Chất lượng dịch vụ, sản phẩm của nhà hàng có tốt không một phần lớn nhờ vào đội ngũ nhân viên. Việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự cần cẩn trọng, chính xác, phù hợp với môi trường làm việc và đào tạo kỹ năng cần thiết.

Quản lý và điều hành

 Việc điều hành nhà hàng theo một quy trình cụ thể sẽ thể hiện một người Quản lý chuyên nghiệp. Bất kỳ mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng nào cũng cần một chiến lược quản lý để đảm bảo chất lượng được duy trì, vấn đề thu chi được rạch ròi.

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng

 Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra, để xây dựng và vận hành tốt một nhà hàng trong thời gian dài, các chủ doanh nghiệp phải có đủ kiến thức, năng lực và tầm nhìn để thâu tóm toàn bộ hoạt động của nhà hàng. Dựa vào chiến lược kinh doanh đã vạch sẵn, bạn sẽ biết những điểm “chết” cần né để không phạm phải sai lầm đáng tiếc.

 Hiện nay, vấn đề môi trường đang được đặc biệt chú ý, giải pháp kinh doanh nhà hàng đáp ứng yêu cầu “xanh – sạch – đẹp” cũng là một kế hoạch hay. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ những quy định của Pháp luật trong thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi loại hình nhà hàng khác nhau sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau, chủ đầu tư cần linh hoạt lên kế hoạch.

 Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng – Ảnh: Internet

 Kinh doanh nhà hàng khó tránh khỏi nhiều khó khăn, thử thách, tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm bớt hoặc phòng tránh rủi ro bằng cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống hoàn hảo và đảm bảo mọi thứ đều thực hiện đúng quy trình. Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng chủ doanh nghiệp sẽ có năng lực và tầm nhìn để quản lý công việc hiệu quả nhất.

 Nguồn: https://posapp.vn/11-buoc-mo-nha-hang-quan-an

 Chiến Lược Kinh Doanh Nhà Hàng Ăn Uống Chủ Đầu Tư Cần Biết

 

  

  

  

  

  

  

 Tag: nghiệm khái niệm nghề trò chơi kiện tưởng hòa giáo tổ chức tiệc cưới bí chuỗi