Gỗ sưa là gì
 Cây gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia tonkinensis Prain. Là một cây thân gỗ thuộc nhóm họ đậu. Cây gỗ sưa thuộc nhóm 1A (Loại gỗ cực kỳ quý hiếm) cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.. Lá cây trung bình dài từ 9-20cm, có lông nhỏ và mìn thường có màu nâu vàng. Thân cây thì có màu xám hoặc vàng nâu. Chiều cao trung bình của cây gỗ sưa là từ 10-15m. Ở miền bắc thì gỗ sưa có tên gọi khác như gỗ Huê, gỗ Huỳnh, Gỗ Trắc…
 Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng “gỗ sưa trăm tỷ”, một số lượng nhỏ cây sưa đỏ nằm trong các công viên, nhà chùa,… được trông coi cẩn thận, nhưng vẫn phải đối mặt với “sưa tặc” bất cứ lúc nào.
Các loại gỗ sưa
 Trên thực tế có rất nhiều cách để phân loại gỗ sưa, ở đây chúng tôi sẽ phân gỗ sưa làm 2 loại chính là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ.
- Gỗ sưa trắng có hoa nở rất đẹp mùi thơm dịu tạo cho con người ta cảm giác rất thoải mái dễ chịu nhưng trái của cây gỗ sưa khi đốt thì lại không có mùi gì đặc biệt.
- Gỗ sưa đỏ cũng tương tự như loại gỗ sưa trắng, quả loại gỗ này thì kết thành từng chùm, khi đốt thì có mùi thối đặc trưng.
Tại sao gỗ sưa lại quý
 Người Trung Quốc vẫn thường nói với nhau về câu chuyện gỗ sưa. Họ kể rằng, trong những lần khai quật mộ vua chúa khi xưa, thì nhận thấy quan tài được làm bằng gỗ sưa. Vật dụng trong nhà dành cho hoàng thân quốc thích cũng thường được sử dụng bằng loại gỗ này.
 Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.
 Chính vì lẽ đó, những người giàu Trung Quốc ráo riết săn lùng các sản phẩm gỗ sưa đỏ Hải Nam. Tuy nhiên, để có được một cây sưa, phải mất hàng trăm năm, mà nguồn gỗ sưa Hải Nam đã cạn kiệt, nên thương lái chuyển sang tìm kiếm gỗ sưa ở Việt Nam và đã tạo ra cơn sốt gỗ sưa kinh khủng ở Việt Nam kéo dài mấy năm nay.
Gỗ sưa có tác dụng gì
 Vậy tại sao trước đây các vua chúa và các gia đình quyền quý ở Trung Quốc thường dùng gỗ sưa làm đồ gia dụng và coi đó như một loại dược liệu thượng đẳng, một bảo vật khó kiếm? Người này cho biết, cây gỗ sưa quý là cây đã sinh trưởng qua hàng trăm năm, có cây có tuổi đời tới 800 năm, do đó đã tích tụ một năng lượng hết sức kỳ lạ. Khi con người tiếp xúc lâu và thường xuyên, nó có thể khiến người ta thay đổi khí huyết, trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
 Thậm chí, những người trước đây có hàm răng xỉn màu, khi tiếp xúc lâu với gỗ cũ (gỗ sưa từ 100 năm trở lên), răng có thể trắng trở lại. Không ít người cũng tin rằng dùng bột nghiền của gỗ sưa đun với nước để đắp vào chỗ bị đau bệnh có thể đả thông kinh lạc, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn và giảm áp lực máu.
 Bột gỗ sưa còn có thể dùng để điều trị bệnh ngoài da, như bệnh chàm (eczema). Cách thức chữa bệnh được giới thiệu như sau: Dùng 1g bột gỗ sưa, 3g hùng hoàng, 1g axit salicylic, 10g nước dấp cá, 2g thất lý tán (hỗn hợp: Trân châu, tổ yến, hoàng liên, khổ hạnh nhân, bán hạ, mạch nha, phục linh, trần bì, thần khúc, cam thảo, hổ phách…) trộn đều bôi lên chỗ da bị chàm mỗi ngày một lần.
 Ngoài ra, gỗ sưa cũ thường tán phát ra ngoài một loại vật chất được gọi là “mộc dưỡng”. Loại vật chất này có tác dụng an thần, tỉnh táo, khi thường xuyên sử dụng có thể thúc đẩy việc tái tạo các tế bào, phòng chống các nếp nhăn và sự lão hóa của cơ thể, thậm chí góp phần giúp phục hồi các chức năng tạng phủ trong cơ thể.
 Sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ sưa như giường tủ, bàn ghế, thời gian tiếp xúc lâu sẽ có hiệu quả điều hòa khí huyết, duy trì sắc đẹp, tránh lão hóa, phòng bệnh ung thư.
 Gỗ sưa không chỉ có tác dụng làm đẹp, nó còn có tác dụng chữa bệnh xương khớp. Dùng bột gỗ sưa hòa với dấm trắng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị xưng, cứ 10 ngày một liệu trình chữa trị, khoảng 3 liệu trình như vậy xương khớp sẽ gần như hết đau nhức.
 Thực tế, gỗ sưa có tác dụng như vậy là do nó có thể điều hòa khí huyết. Các mạch máu lưu thông, chức năng thận tạng cải thiện. Thận lại được coi là “tiên thiên chi bản, bách bệnh chi nguyên”, tức là nguồn của bách bệnh, thận lại chủ về xương khớp, sinh ra tủy, thông với não nên thận khỏe thì mọi bệnh tật tiêu tán, trẻ lâu, trường thọ.
 Vì vậy, tiếp xúc một thời gian với gỗ sưa, khí sắc con người cũng sẽ tốt lên, da dẻ hồng hào, hai mắt có thần hơn, không bị ù tai, xương cốt chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, trấn tĩnh, không sợ hãi, người này cho biết thêm. Gỗ sưa càng để lâu càng đẹp nên khi chế tác thành đồ mỹ nghệ, tác dụng tán phát các chất “mộc dưỡng” càng nhiều.
Cách nhận biết gỗ sưa
- Quan sát bằng mắt thường: Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao cạo ra hoặc dùng giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu rực sáng vàng hoặc đỏ. Chính vì vậy, từ xưa, các cụ đã có câu “vân gỗ trắc , sắc gỗ sưa”
 Vân gỗ nổi lên xoắn xít, từng lớp từng lớp rất đẹp, có những vùng xoáy nhìn thấy hiện ra những hình thù kỳ lạ, cho nên trong sách cổ của Trung Quốc đã ghi chép là gỗ có vân “hình mặt quỷ” …
 Thớ gỗ mịn, nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có thớ màu đen.
- Ngửi hoặc đốt: Gỗ Sưa có tinh dầu với hương thơm đặc biệt, cho nên những ai đã được ngửi mùi gỗ sưa thì sẽ rất khó nhầm lẫn với mùi của các loại gỗ khác cũng có tinh dầu như gỗ hương, gỗ pơ mu, gỗ ngọc am…
 Đối với những món đồ cổ gỗ sưa đã đóng cách đây hàng trăm năm thì sẽ khó ngửi hơn, ta cần đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ, ta vẫn thấy có mùi thơm ngát mùi trầm do tinh dầu tỏa ra. Hoặc đốt, khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà.
- Cân: Gỗ Sưa nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai, nhưng cũng rất nặng, nặng tương đương gỗ hương, nặng hơn gỗ lát, gỗ xoan,…
- Ngâm nước sôi: ngâm Gỗ Sưa trong nước đang sôi (hoặc mặt gỗ sưa) để trong một chiếc chậu tráng men hoặc bát tô tráng men màu trắng, để yên lặng trong 15 – 20 phút, sau đó quan sát màu nước và váng dầu nổi lên mặt nước báo vào thành chậu, thành bát: thấy nước có màu hồng, trong, đồ nước đi ta thấy có một đường viền váng dầu bám vào thành bát màu hồng sáng bóng, ngửi thấy mùi thơm ngát.
Gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền 1kg
 Gỗ Sưa đỏ: Còn gọi là gỗ Sưa đỏ, hiện nay, Gỗ Sưa đỏ khá phổ biến và có tính ứng dụng cao. Đây là cây gỗ trung bình, chúng thường cao từ 15 – 18m, sinh trưởng nhanh, khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Sau khoảng 8 – 10 năm trồng, bạn có thể thu hoạch được. Cây Gỗ Sưa đỏ rất đẹp, chúng có lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen. Điểm đặc biệt của loại cây này là thớ mịn, không sợ mối mọt. Cây Gỗ Sưa Đỏ có mùi thơm, chính vì vậy, bạn khó bị nhầm lẫn với các loài cây gỗ khác.
 Đường nét hoa văn trên cây gỗ hút hồn người xem bằng những đường nét tự nhiên, uốn lượn ngẫu hứng. Giá gỗ Sưa đỏ rất đắt, năm 2018 có giá tiền từ 1.000.000 đến 100.000.000đ/kg gỗ lõi tuỳ loại, tính ra 1m3 có giá trị tương đương gần chục tỷ đồng. Hiện nay, người ta mua Gỗ Sưa Đỏ từ 7 tuổi trở lên, đường kính lõi trên 9cm, có giá từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng/kg.
Gỗ sưa để làm gì
 Vòng tay gỗ sưa
 Phong thủy là yếu tố quan trọng đầu tiên, đặc biệt đối với doanh nhân người làm ăn buôn bán đeo luôn quan tâm. Thì theo quan niệm người xưa, vòng đeo tay bằng gỗ sưa có thể xua đuổi tà ma,được đức phật bảo vệ, đây cũng là vòng tay may mắn nó giúp gia chủ sẽ gặp nhiều tài vận tốt, may mắn, công việc suôn sẻ thuận lợi.
 Bút gỗ sưa
- Thiết kế đơn giản, tinh tế: màu đỏ đặc trưng của loại gỗ Sưa đỏ nổi bật cùng các đường vân tự nhiên là điểm nhấn cho sản phẩm
 Tượng gỗ sưa
 Tag; tphcm đàn ảnh đâu sấu dây hà nội quảng hạt lục wiki 2012 chuỗi kỹ thuật lộc 2016 tràng nu giống 108 hại lào hiểu vong voòng nhất nhẫn thật chuyền