Kho bạc nhà nước là gì – Vai trò của kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nước là gì

 Kho bạc nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống tài chính nhà nước có chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước.

 Kho bạc nhà nước còn gọi là Ngân khố quốc gia, thực hiện chức năng quản lí tiền tệ của Nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước, tài sản thuộc ngân sách nhà nước. Ở các nước, tùy thuộc cơ cấu tổ chức nhà nước và quan điểm lập pháp, cơ quan kho bạc được tổ chức theo các loại hình như: 1) Mô hình thứ nhất, cơ quan kho bạc trực thuộc Chính phủ, có vị trí của một bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ (Tổng nha ngân khố) như ở Hoa Kì, Ôxtrâylia…; 2) Mô hình thứ hai, cơ quan kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính, có vị trí pháp lí như một tổng cục trực thuộc bộ, được áp dụng ở các nước: Cộng hoà liên bang Đức, Xingapo, Malaixia…; 3) Mô hình thứ ba, Kho bạc do ngân hàng trung ương quản lí được áp dụng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ở Việt Nam, trước khi thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (năm 1951), việc quản lí quỹ ngân sách nhà nước được giao cho Ngân hàng quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện. Từ năm 1951 đến 1990, Ngân khố nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước. Ngày 04.01.1990, để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí tài chính, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 07/HĐBT giao chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước cho Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước là cơ quan quản lí tài chính chức năng, trực thuộc Bộ Tài chính và được tổ chức theo 3 cấp: Kho bạc nhà nước trung ương, Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc nhà nước cấp huyện.

Kho bạc nhà nước tiếng anh là gì

 State Treasury

Vai trò của kho bạc nhà nước

 Kho bạc Nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:

 + Soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật về quản lí quĩ ngân sách Nhà nước, các văn bản qui phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.

 + Quản lí quĩ Ngân sách Nhà nước và các quĩ tài chính công khác bao gồm;

 – Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước.

 Thực hiện việc thu, nộp vào quĩ Ngân sách Nhà nước và thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước và của cấp có thẩm quyền.

 – Thực hiện chi Ngân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.

 – Quản lí kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quĩ tài chính công và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, kí cược, kí quĩ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 – Quản lí các tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quản lí tiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.

 + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:

 – Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

 Mở tài khoản tiền gửi (có kì hạn và không có kì hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thưương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước.

 – Tổ chức quản lí điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước tập trung thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả của Ngân sách Nhà nước và các đối tượng giao dịch khác.

 – Được sử dụng tồn ngân Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 + Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.

 + Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo qui định hoặc được uỷ thác.

 + Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước.

 Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:

 – Kho bạc Nhà nước ở trung ương trực thuộc Bộ Tài chính.

 – Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước trung ương.

 – Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tài liệu ôn thi kho bạc nhà nước

 https://drive.google.com/drive/folders/1rHsmVecrMSXrhfhedxrSEYoIYhg0bH6U

Kinh nghiệm thi kho bạc nhà nước

 Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi kế toán. Mình cũng cám ơn các anh chị các bạn trước đây đã chia sẻ các kinh nghiệm ôn thi. Qua đây là 1 số kinh nghiệm thi của bản thân

 1. Môn kiến thức chung

 Thực ra đây là 1 môn dễ ăn điểm nhất mà kiến thức nó chỉ có vậy thôi.

 Đề thi kết cấu sẽ có 5 câu, mà tài liệu ôn có luật CBCC, 4 quyết định về tổ chức kho bạc và thêm câu hỏi về chuyên đề 16 và 17

 Các bạn có thể xem lại các đề thi các năm để đọc lại và xem cách ra đề của họ. Luật cán bộ công chức và 4 cái quyết định này phải học thuộc lòng là đc 3/5 câu rồi. Hên xui có đề lại ra thêm 1 câu vào đây nữa thì đã đc 4. Còn sẽ có 1-2 câu về chuyên đề 16 -17 sẽ về các câu hỏi mở kiểu kiểu như về nợ công hay tình hình lạm phát…. mấy vấn đề khá là vi mô đọc nhiều mới biết đc. Như t thì t đọc qua và chém thôi

 2. Môn viết chuyên ngành

 Kế toán viên sẽ học nhiều hơn so với chuyên viên. Có các tài liệu chính là luật ngân sách, luật kế toán và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra kế toán lại cần học thêm các văn bản về kiểm soát chi như TT161 và TT39 . Ngoài ra đọc cả TT08/2013 về việc thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho tabmis. 3 cái thông tư này cũng có mấy năm ra vào đấy. Về chuyên ngành thì các bạn nên học luật trước rồi đọc các thông tư và nghị định hướng dẫn. Các nghị định và thông tư cũng là từ Luật mà ra. Nên nếu nắm vững luật có khi nếu đề ra vấn đề trong thông tư. Mình vẫn dựa vào đó trả lời đc.

 Các bạn nên tìm file so sánh luật cũ và mới. Các vấn đề thay đổi của luật mới rất dễ thi.

 Còn 1 kinh nghiệm nữa là các đề thi cũ rất hay thi lại nên chịu khó đọc lại làm lại đề cũ cũng là 1 cách hay.

 3. Môn trắc nghiệm.

 Tốt nhất là tìm lại đề cũ mà học.

 Trên đây là những chia sẻ của bản thân. Mình cũng tìm các đề cũ và các kinh nghiệm thi rồi học thôi. Chúc mn may mắn thi đỗ. Có khi sẽ gặp nhau khi đi tập huấn.

 Một số góp ý hay bổ sung:

 Trước Mình học thì thường học luật song song với nghị định, vì nghị định chi tiết hơn đọc song song sẽ dễ hiểu. Cđ 17 năm nay dag thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến nên theo mình các bạn nên học phần dịch vụ công( năm ngoái ôn mình bỏ phần này ? ). Luật cbcc lên học đầy đủ bỏ phần cc xã, học tập trung vào quyền nghĩa vụ các việc đc làm và k đc làm, phân loại, dánh giá cc, quản lý khen thưởng, kỉ luật cc. Còn lại học như bạn Quý nói. Mình chỉ góp ý thêm là phần trắc nghiệm, luật mới có thay đổi lên khi làm mọi người để ý k bị nhầm dễ mất điểm.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: hà nội quận tân bình tphcm đống đa tuyển phố hồ chí minh xuân đình 2016 đà nẵng 12 ngạch khoản tp hcm hải phòng địa quy độ dương trang web phú nhuận ủy nhiệm 9 bà trưng ngô nghệ an logo nộp thủ hoàng mai thơ 7 nai giấy hoàn kiếm giám đốc lịch giờ giang 2014 bắc ninh 2017 thạnh tại tây lâm quảng sở gò vấp khánh hòa nghiệp đông 2018 danh phạt kon tum chánh 6 tĩnh bài vũng tàu tín phiếu chuyển cát linh tỷ 10 2015 mẫu đăng ký chữ thừa thiên huế đâu 37 nguyễn huệ tháp liêm 2012 hưng yên lương