Kiến trúc và nghệ thuật ai cập cổ đại

Kiến trúc ai cập cổ đại

 Đây thường là những công trình kiến trúc với quy mô lớn và có kích thước đồ sộ nhưng nó lại mang một vẻ nặng nề và kỳ bí. Một điểm nổi bật trong kiến trúc Ai Cập cổ đại chính là sự khéo léo của những người thợ lành nghề trong việc chế tác đá quý thành những món đồ trang trí tuyệt đẹp.

 Vật liệu đá được sử dụng nhiều nhất trong phong cách kiến trúc này, có nhiều loại khác nhau như:

 – Đá vôi

 – Đá sa thạch

 – Đá đen

 – Đá thạch anh

 – Đá hoa cương…

 Mỗi loại đều mang nét đẹp riêng và được chế tác để trang trí trong từng hạng mục riêng tạo nên nét đẹp đặc trưng riêng của từng công trình.

 Kết cấu phổ thông của hệ thống kiến trúc này chính là hệ tường, dầm cột hay dầm chịu lực, cột được thiết kế khá lớn với khoảng cách khá nhỏ, những công trình được đặt trực tiếp trên hệ thống nền đất nên nó luôn có bề mặt dàn trải, phần đáy lớn và không quá cao. Phần tường được xây bằng gạch hoặc đá phần phía trên là các lớp bằng được lợp bằng những tấm đá khác nhau.

 kien-truc-ai-cap-2

 Trong hệ thống kiến trúc Ai Cập cổ đại này thì các công trình luôn có tính thống nhất cao bởi nó luôn có sự đồng nhất trong cách điêu khắc hay bố cụ trang trí. Từ hội họa cho đến điêu khắc đều có những quy ước riêng và được sử dụng nhiều để trang trí hệ thống cột cũng như các mảng tưởng lớn, mục đích chính là tạo nên một nét đẹp đặc trưng riêng cho công trình kiến trúc.

Nghệ thuật ai cập cổ đại

 Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa thường trộn lẫn. Các tác phẩm, tranh vẽ thường được tìm thấy ở phần dưới của các mảng điêu khắc trên tường. Chúng được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ với những cảnh, những câu chuyện về vinh quang của các vị thần hay pharaon.

 

 Nông nghiệp Ai Cập khoảng 1350 – 1300 TCN

 Văn minh Ai Cập có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai chiều chân dung con người và không gian. Những tiêu chuẩn này thay đổi nhẹ trong khoảng thời gian 3.000 năm, cho tới khi Ai Cập bị xâm lược, nền văn minh này biến mất.

 Các nghệ sĩ tuân theo những tiêu chuẩn được đặt ra và chủ động thể hiện những cảm giác, biểu hiện về thời đại, thường những biểu hiện này không nằm trong cuộc sống bình thường, mà là một cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới. Trong thực tế, những bức bích họa hay tác phẩm đắp, điêu khắc là những tác phẩm của một tập thể. Nó yêu cầu tất cả mọi người phải làm theo một đường lối, phong cách chung.

 

 Pharaon Tuthmosis II và thần Amun-Re (vị thần cai quản thời tiết, nông nghiệp) – 1450 TCN

 Vậy biểu hiện của những tiêu chuẩn hội họa Ai Cập là gì? Đầu tiên, họ xác định lại thế giới dựa trên cái nhìn 2 chiều sau đó tìm cách thể hiện một cách rõ ràng nhất. Chân dung con người là sản phẩm của hai cái nhìn khác nhau: chính diện và mặt nghiêng (mặt bên). Mắt, tai và phần thân trên thường được mô tả trực diện. Trong khi đầu, hông, chân được mô tả nghiêng. Chúng thường được thể hiện đối xứng. Một nhóm các chân dung thường được làm ngang bằng với một nhóm chân dung khác để tạo nên một hình ảnh đối xứng.

 Đặc điểm này chính là tiền thân của nghệ thuật khảm Byzantinme và bích họa châu Âu thế kỷ 14-15. Nghệ sĩ Ai Cập thường chia bề mặt tác phẩm ra thành các dải khác nhau và dàn cảnh trên nó. Các đường ở giữa các dải được coi là đường chính với các chân dung thể hiện trên nó. Nếu phần chân nằm trên đường này thì có nghĩa là nó ở xa hơn trên phần nền. Đây chính là cách các nghệ sĩ Ai Cập thể hiện chiều sâu của không gian.

 

 

 Ngỗng (thể hiện theo cách nhìn 2 chiều phổ biến theo quy luật nghệ thuật Ai Cập cổ đại) – 2530 TCN

 Còn một quy luật nữa là việc thể hiện da đàn ông đen hơn da phụ nữ. Điều nói lên những người đàn ông làm việc bên ngoài nhiều hơn và phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc nhà. Sự tương quan này còn được thể hiện ở việc mô tả chân của người phụ nữ nằm cùng nhau và chân của người đàn ông thường là dang rộng theo bước, thể hiện rõ ý: đàn ông năng động hơn phụ nữ trong xã hội thời đó.

 

 Bẫy chim tại đầm lầy – 1350 TCN

 

 Kiểm tra gia súc – 1350 TCN

 Những quy luật của nghệ thuật Ai Cập cổ đại và những chữ tượng hình đi kèm với các chân dung không chỉ thể hiện những nghi lễ tôn giáo và các chiến công của các pharaon và còn thể hiện cái nhìn phức tạp về thế giới.

 

 Thần Maat – 1295 TCN

 

 Thần Amun-Re

 

 Thần Anubis (vị thần địa ngục)

 

 Thần Horus (thần sự sống)

 

 Thần Osiris

 Ngoài những quy luật chặt chẽ, ta cũng tìm thấy một vài ví dụ nghệ thuật mang tính tự do cá nhân. Chúng được tìm thấy trong những vật dụng hàng ngày, được chôn trong những ngôi mộ vô danh hoặc trong những mảnh gốm vỡ hay đá vôi. Trong đó, nghệ sĩ sáng tạo một cách tự do, không lệ thuộc vào những quy tắc phải theo khi sáng tác những tác phẩm cho công chúng ở nơi công cộng. Những tác phẩm này được người nghệ sĩ thỏa sức diễn tả ý tưởng theo ý muốn cá nhân.

 Nguồn: https://ndh.vn/loi-song/nghe-thuat-ai-cap-co-ai-1003813.html

Phim về ai cập cổ đại hay

 http://mtvwe.com/mtv-buzz/phim-anh/8-bo-phim-ve-ai-cap-co-dai-nhat-dinh-phai-xem-mot-lan-trong-doi-9578.imc

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: 18+ lịch 3000 trước 18 viết thoại phục truyện tài bộ bản sex mèo xem game toán học