Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam mang bản chất của giai cấp

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam mang bản chất của giai cấp

 Bản chất bao trùm nhất, chi phối mọi lĩnh vực đời sống nhà nước Việt Nam hiện nay từ tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của nhà nước. Điều 2- Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.

 Như vậy, quyền lực nhà nước không thuộc một đẳng cấp, một tổ chức xã hội hoặc một nhóm người nào. Quyền lực nhà nước phải hoàn toàn thuộc về nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức. Nông dân là người chủ sở hữu duy nhất toàn bộ tài sản vật chất và tinh thần của nhà nước, có quyền quản lý toàn bộ công việc của nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả công việc có liên quan đến vận mệnh đất nước, đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng của toàn thể dân tộc.

 Bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ thông qua đặc điểm của nó.

Vai trò của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam trong hệ thống chính trị

 Ở Việt Nam, trong mối quan hệ với Đảng, vai trò của Nhà nước được nhận thức một cách khái quát là Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo5. Nhà nước quản lý, các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng tham gia quản lý… nói cách khác, đó cũng là cơ chế thực hiện dân chủ ở Việt Nam. Tuy vậy, đến nay vấn đề vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động thể chế hoá cụ thể như thế nào xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng và trong nội bộ Nhà nước cũng chưa được làm rõ và hoàn toàn thống nhất về mặt học thuật. Hơn nữa, dường như chúng ta cũng mới chỉ định hình được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức đảng và đảng viên… Rõ ràng, đây là những điểm còn thiếu hụt trong cơ chế hiện hành về hoạt động thể chế hoá cần phải nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tới. … “Nhà nước phải đưa ra được hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp minh bạch, nhất quán và phù hợp với những chủ trương, định hướng chính trị của Đảng. Nghĩa là hệ thống thể chế nhà nước phải vừa đáp ứng được các yêu cầu, những đòi hỏi khách quan quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính định hướng chính trị, mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng đề ra”…

 Đối với Nhà nước nói chung, trên thực tế thể chế hoá là loại hoạt động vô cùng phức tạp với nhiều nội dung rất phong phú, liên quan đến nhiều chủ thể tham gia và tuân theo quy trình gồm nhiều giai đoạn, công đoạn khác nhau, trong đó vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp, ngành, mỗi cơ quan cũng được quy định cụ thể. Theo cơ chế hiện hành, quy trình thể chế hoá xác định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và vai trò của người dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội. Quy trình này cũng đã được mô hình hoá để giúp cho việc nhận thức và thực thi một cách đúng đắn hơn6. Cần chú ý vai trò quản lý của Nhà nước ở đây được hiểu theo nghĩa rộng của từ này, trong đó bao hàm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thể chế hoá (chính thức hoá về mặt nhà nước) để xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng. Mặt khác, như trên đã phân tích hoạt động thể chế hoá của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước không đơn thuần là việc cụ thể hoá, chi tiết hoá nội dung các văn kiện của Đảng. Nhà nước phải đưa ra được hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp minh bạch, nhất quán và phù hợp với những chủ trương, định hướng chính trị của Đảng. Nghĩa là hệ thống thể chế nhà nước phải vừa đáp ứng được các yêu cầu, những đòi hỏi khách quan quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính định hướng chính trị, mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng đề ra.

 Cơ chế thể chế hoá một mặt thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, trách nhiệm của Đảng trong quy trình thể chế hoá, mặt khác thể hiện vai trò tích cực, chủ động của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước đối với hệ thống thể chế của Nhà nước đáp ứng các nhu cầu phát triển của đời sống kinh tế – xã hội. Về cơ chế, sự phân công vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trong quá trình thực hiện thể chế hoá phần lớn đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong quy trình thể chế hoá, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước hết phải nghiên cứu sâu sắc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, tiếp đó phải chuyển hoá những ý tưởng chính trị đó thành nội dung các quy định, thể lệ, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động cụ thể của Nhà nước được đảm bảo thực thi bằng sức mạnh, tiềm lực của Nhà nước. Như vậy, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, trên con đường trở lại với thực tiễn, đường lối, chính sách của Đảng được “hoá thân” vào hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước và toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước mang được “linh hồn” của chính trị (đường lối, chính sách của Đảng). Đó là phương thức cơ bản vừa để chính thức hoá vai trò của Đảng với tư cách là đảng cầm quyền vừa để đảm bảo tính chính trị (bản chất) trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong hoạt động thể chế hoá đòi hỏi cùng đồng thời phải nâng cao năng lực của cả Đảng và Nhà nước, sao cho Đảng không bị “Nhà nước hoá” còn Nhà nước thì không bị thụ động, mất khả năng tích cực, sáng tạo, nhạy bén để có thể đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của đời sống kinh tế – xã hội7. Đây có thể nói là một trong những thách thức lớn nhất của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

  

  

  

  

 Tag: trưng độc yếu loài 5 thái tương kiểu niệm biểu tại so sánh bài 17 hoà nền thuyết gì xưa trải nhiêu nước: gdcd 7 nguồn gốc mác- lenin là? biệt là: ví dụ chxh cn giảng nào? mác lênin thay do: tượng bất biến hay sai 11 vị xhcn mac-lenin 9 sớm lưu sông