Sự ra đời của nhà nước văn lang

 + Sự hình thành:

 – Sự chuyển biến về xã hội : Từ thời Đông Sơn, mức độ phân hoá giàu – nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng, xóm), các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

 – Sự chuyển biến về kinh tế — xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp, và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm… đã đạt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

 + Bộ nhà máy:

 + Truyền thuyết:

 Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) – phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh, thuộc dòng dõiThần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần Nông). Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai, 50 người theo Lạc Long Quân theo cha về bờ biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ.

 Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

YouTube Video

 + Nguồn gốc tên Văn Lang: Tên nước Văn Lang, cũng là tên bộ tộc mạnh nhất đã thống nhất 15 bộ tộc, chắc hản có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim họ tôn kính như vật tổ. Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, Mê Linh, có nguồn gốc là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của vùng đất: Bạch Hạc, “con hạc trắng”, – Mê Linh năm trong vùng đất này, – đồng thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng[4]. Một điểm khác chữ “Hồng” trong từ Hồng Bàng, thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương Vương, chỉ một con chim nước thuộc họ diệc.

  

  

  

 Tag: hoàn cảnh nào đâu? chức ảnh ai đứng đầu lang? sơ bao nhiêu bản điều kiện đâu nào? sở đưa gì ? – đặc thù quá