Thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên gồm những bước công việc nào, cần những giấy tờ gì, những loại gỗ như nào thì được phép nhập khẩu về Việt Nam…? Trong bài viết này, tôi và các các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu và trả lời các câu hỏi đó nhé.
Một vài nét về gỗ nhập khẩu
 Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến phục vụ xuất khẩu và cho tiêu thụ nội địa, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, gồm cả gỗ tròn và gỗ xẻ.
 Một số loại gỗ nhập khẩu phổ biến có thể kể đến như gỗ lim, gỗ hương, gỗ gõ, gỗ cẩm, gỗ gụ… (từ các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và châu Phi); hay gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dương, gỗ óc chó… (từ Mỹ và các nước châu u).Đặc điểm của các loại gỗ này là có giá thành tương đối cao, tích chất vật lý chịu nhiệt, chịu lực tốt, chống mối mọt và có độ bền rất lâu theo thời gian.
 Và người tiêu dùng ở Việt Nam cũng rất ưa chuộng đồ nội thất làm từ gỗ tốt: bàn, ghế, tủ… Ấy là còn chưa kể đến nhu cầu nhập gỗ tự nhiên về làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
Căn cứ làm thủ tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu
 Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra tên khoa học xem loại gỗ mà bạn dự định nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không.
 Vấn đề này bạn tìm hiểu tại danh mục CITES được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
 Theo quy định này, có 3 trường hợp xảy ra:
- Nếu loại gỗ mà bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES, thì có thể làm hồ sơ nhập khẩu bình thường như những mặt hàng khác.
- Nếu hàng nằm trong nhóm I thì không được phép nhập khẩu.
- Nếu nằm trong nhóm II và III, bạn sẽ phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập.
 Cụ thể, doanh nghiệp cần gửi 1 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trong thời hạn 8 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép.
 Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết.
 Nếu cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn không quá 30 ngày.
 Thông tin chi tiết bạn tham khảo trên trang web của Tổng cục Lâm nghiệp
Những bước công việc chính khi nhập khẩu gỗ tự nhiên
 Bước 1: Khi hàng về đến cảng, việc đầu tiên bạn cần làm là đăng ký kiểm dịch thực vật.
- Đối với doanh nghiệp lần đầu làm trên trên hệ thống một cửa Quốc gia, thì cần đăng ký tài khoản tại http://www.vnsw.gov.vn/
- Truyền bộ hồ sơ lên hệ thống, gồm: Giấy đăng ký theo form trên hệ thống, đính kèm chứng thư kiểm dịch gốc (Phytosanitary), giấy phép kiểm dịch (nếu có), vận đơn, hợp đồng, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói. Và chờ phản hồi từ hệ thống.
- Nộp một bộ hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm dịch: Cũng giống như bộ hồ sơ bạn truyền lên hệ thống, nhưng Phytosanitary phải là bản gốc của nước xuất khẩu.
- Kiểm tra kiểm dịch tại cảng: Ở bước này bạn sẽ phải đăng ký để cán bộ kiểm dịch đến kiểm tra tại cảng; chờ kết quả kiểm dịch được trả lời trên hệ thống; nên in ra giấy kết quả kiểm dịch để nộp cho hải quan cùng với bộ hồ sơ thông quan.
 Lưu ý: Đối với 4 khâu để hoàn tất thủ tục kiểm dịch mà tôi vừa trình bày thì có thể bạn sẽ cảm thấy khá đơn giản. Tuy nhiên khi bắt tay vào làm, nhất là với doanh nghiệp làm lần đầu sẽ gặp phải rất nhiều bối rối, thậm chí có thể bạn sẽ mắc ngay từ khâu 1.
 Vậy, hãy liên hệ với tôi để nhận sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.
 Bước 2: Sau khi đã có kết quả kiểm dịch, bạn có thể làm thủ tục thông quan như bình thường. Hồ sơ cần chuẩn bị những chứng từ:
- Chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chuyên trách
- Tờ khai hải quan in từ phần mềm hệ thống
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Phiếu đóng hàng
- Các giấy tờ đi kèm khác, ví dụ như 1 list các loại gỗ nhập gồm tên, kích thước, đặc tính, v.v…
 Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, lúc này công việc chẳng còn gì phức tạp, chỉ đơn giản là bạn xuống dưới cảng đổi lệnh để lấy hàng về là xong.
Mã HS của mặt hàng gỗ nguyên liệu
 Về mã HS, cũng như biểu thuế của mặt hàng gỗ, bạn tham khảo chương 44 trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2019 nhé, cần lưu ý áp mã HS thật chuẩn, bởi các loại gỗ có biểu thuế rất khác nhau.
 Nhóm gỗ mà tôi thấy các doanh nghiệp nhập về nhiều và thường xuyên nhất là:
 44.03: gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô.
Lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu
 Ở đây chúng ta chỉ bàn về việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Nôm na tôi muốn nhấn mạnh là trong container gỗ của bạn chỉ nên có gỗ, chứ tuyệt đối không có hàng gì khác bạn nhé ^^ hihi.
 Có 2 vấn đề khiến lô hàng gỗ của bạn không chuẩn chỉ và thường bị hải quan để ý, đó là số lượng và số loại gỗ đóng trong cont. Vì một vài lý do nào đó mà lượng gỗ trong cont của bạn không khớp với chứng từ? Ồ, không được rồi, cán bộ hải quan sẽ tuýt còi ngay lập tức. Hoặc ngay cả khi ban đầu tưởng là hồ sơ qua được, nhưng nếu hải quan phát hiện dấu hiệu nghi vấn và chuyển sang luồng đỏ thì sao nhỉ? Họ hoàn toàn có thẩm quyền thay đổi quyết định (giống như cách trọng tài thay đổi quyết định dựa vào VAR trong bóng đá vậy). Ấy là tôi nói vui vậy thôi, chúng ta đều biết rằng buôn bán thương mại thì hồ sơ giấy tờ cần phải chuẩn xác và tuân thủ với các quy định của Nhà nước mà.
 Một lần nữa, nếu bạn chưa rõ cách làm thì liên hệ với tôi nhé.
 Có một lưu ý nữa, cái này thì không có văn bản hay cơ quan nào khẳng định. Dựa vào kinh nghiệm làm nhiều lô gỗ thì tôi thấy, các loại gỗ nhập từ tiểu vùng sông Mê Kông và châu Phi thường bị giám sát chặt chẽ hơn so với gỗ nhập từ châu u, Mỹ. Thật ra cũng không khó hiểu lắm, những năm gần đây, thường xuyên phát hiện ra các lô hàng gỗ nhưng thực chất bên trong lại có thêm các mặt hàng cấm từ các khu vực này chuyển về. Do vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có trách nhiệm sát sao hơn theo nguồn gốc của hàng.
Tóm lại
 Trên đây tôi đã khái quát những bước cụ thể và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên, gồm cả gỗ nguyên liệu, gỗ tròn, gỗ xẻ… Bạn có thể tham khảo để hình dung ra những công việc cần làm để đưa được lô hàng gỗ nhập khẩu về kho, phục vụ sản xuất kinh doanh. Nếu đang có nhu cầu tìm một đơn vị có uy tín, chuyên nghiệp về mặt hàng này, hãy liên hệ cho chúng tôi theo đường dẫn phía dưới.
 Nguồn: https://www.container-transportation.com/thu-tuc-nhap-khau-go.html
 Tag: campuchia lào malaysia thuủ tình