Thực trạng ngành gỗ Việt Nam

 Năm 2016, Ngành gỗ trong  đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản với gần 7 tỷ USD nhưng so với năm trước chỉ tăng nhẹ hơn 1%. Vậy trong năm 2017, ngành gỗ sẽ có những cơ hội và thách thức nào khi hàng loạt các FTA đã và đang sắp có hiệu lực?

 Hiện taị, Mặt hàng các sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gỗ sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có mức tăng trưởng khá. Trong đó, xuất khẩu gỗ vào Nhật Bản chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam hàng năm; trong đó, 50% giá trị là dăm gỗ. Nhật Bản được coi là thị trường ổn định nên việc duy trì và mở rộng thị trường Nhật Bản là điều quan trọng.

 Thị trường Hàn Quốc cũng là thị trường tiềm năng đối với ngành gỗ Việt Nam với tăng trưởng kim ngạch bình quân 30%/năm. Trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu vào Hàn Quốc, dăm gỗ, ghế gỗ, gỗ dán là nhóm sản phẩm đem lại giá trị xuất khẩu cao; trong đó kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ chiếm 30-40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường này.

 Thị trường Hoa Kỳ đã và đang tiếp tục là quốc gia quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam cả trên phương diện nguồn cung gỗ nguyên liệu, thị trường tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

 

 Hiện tại thì mức thặng dư của Việt Nam trong hoạt động thương mại của ngành gỗ với Hoa Kỳ cao nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu. Cụ thể, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao gấp khoảng 10 lần so với giá trị kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này, với hơn 2 tỷ USD, chiếm khoảng 30% trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam.

 Do mức trao đổi thương mại giữa hai quốc gia tiếp tục gia tăng. Đây là những tín hiệu tích cực, phản ánh rõ nét việc mở rộng nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại Hoa Kỳ.

 Theo ý kiến ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng từ 15 – 20% mỗi năm, cơ hội ngành gỗ mở rộng xuất khẩu là rất lớn khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.

 Một lợi thế của ngành gỗ Việt Nam từ năm 2006 đã có thuế xuất khẩu bằng 0% và cùng với đó những rào cản phi thuế quan không tác động lớn đến xuất khẩu. Bên cạnh đó, những cơ chế chính sách cho ngành gỗ hiện rất thông thoáng tạo điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động thuận lợi là những điều kiện góp phần cho mở rộng xuất khẩu.

 Bên cạnh những tín hiệu tích cực mở ra từ thị trường Hoa Kỳ, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam lưu ý, đằng sau những thuận lợi này là do Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc quá cao, từ 55 – 120%.

 Vậy khi xuất khẩu nhiều sang Hoa Kỳ sẽ dồn quá nhiều “trứng vào một giỏ”. Nếu ngành gỗ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá thì khó khăn hơn rất nhiều hơn so với thủy sản.

 Theo Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia chính sách của Tổ chức Forest Trends đánh giá, Mỹ và Nhật Bản hiện là thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên cơ hội mở rộng cho việc tiêu thụ các sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường này có tiềm năng rất lớn.

 Vì vậy, việc thúc đẩy xuất khẩu vào hai thị trường này có ý nghĩa quan trọng trong quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế mặt hàng gỗ của Việt Nam trên thế giới. Vấn đề hiện nay các doanh nghiệp cần lưu ý trong xuất khẩu là sử dụng gỗ có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là các loại gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

 Ông Nguyễn Tôn Quyền cho rằng, quan trọng nhất lúc này của ngành chế biến gỗ là đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của công nhân để nhanh chóng tận dụng được những lợi thế.

Những cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam

 Theo số liệu từ Bộ Công Thương Việt Nam cuối năm 2014 cho biết, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 5 tháng đạt 2,42 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,16% tổng giá trị xuất khẩu – có mức tăng trưởng lần lượt là 25,58%, 16,96% và 28,78% so với cùng kỳ năm 2013.

 Theo mục tiêu kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014- 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt, đến 2020, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tôn Quyền – Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), khẳng định sẽ vượt qua mục tiêu này. Bởi vì các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc đều rất sáng sủa đối với sản phẩm gỗ Việt Nam; thị trường EU đã vượt qua khủng hoảng.

 

 ất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ hiện đứng thứ 5 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu có giải pháp đúng và chính sách hỗ trợ hiệu quả từ phía chính phủ thì Việt Nam có thể xuất khẩu đạt 15 đến 20 tỷ USD trong 10 năm tới. Hiện một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc. Riêng ngành hàng gỗ không lệ thuộc nhiều vào thị trường này, đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước giành lại thị trường nội địa cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. Theo thông tin chung, năm ngoái các sản phẩm trang trí, đồ gỗ nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 300 triệu USD. Nguồn hàng này chưa được kiểm nghiệm, chứa nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trong nước giành lại thị trường nội địa với các sản phẩm truyền thống như cửa gỗ (cửa gỗ thông phòng, mặt tiền…), tủ bếp gỗ, sàn gỗ hay các đồ trang trí khác. Các chuyên gia còn phân tích nếu doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ chiếm được thị trường dễ dàng khi nhiều nước trên thế giới đã e ngại hàng Trung Quốc. Trước đây, các tập đoàn trên thế giới phần lớn đặt hàng đồ gỗ từ Trung Quốc nhưng gần đây, họ chuyển nhóm hàng đồ gỗ ngoài trời sang Việt Nam và sắp tới sẽ là hàng đồ gỗ trong nhà. Các chuyên gia nước ngoài cũng cho biết nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam tận dụng tay nghề người Việt để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước trên thế giới với số lượng lớn. Người Việt có tay nghề cao, kể cả công nghệ, để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Cái thiếu của doanh nghiệp Việt Nam là niềm tin để tạo ra sản phẩm đẳng cấp cho thế giới

Năng lực ngành gỗ Việt Nam

 Hiện nay, Nhiều doanh nghiệp lâu nay chủ yếu xuất bán hàng cho các đối tác ở dạng bán lẻ, vì vậy, sẽ gặp khó khăn về nguồn hàng không ổn định, giá cả phập phù thường ở mức thấp. Chưa kể, các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, sẵn sàng chào giá thấp để giành giật thị trường gây bất lợi cho ngành xuất khẩu đồ gỗ. Doanh nghiệp Việt Nam đủ sức vươn ra thế giới, không hề thua kém các doanh nghiệp nước ngoài. Bằng chứng là hiện nay có một số doanh nghiệp Việt Nam đã thành công khi ký được nhiều hợp đồng lớn trang trí nội thất cho các công trình lớn ở nước ngoài. Thành công đạt được phải chọn thị trường, theo sát nhà thiết kế, chủ đầu tư; ký kết với các công ty sở tại, chọn mặt hàng có thế mạnh và nghiên cứu kỹ về giá cả. Giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn do đối tác đòi hỏi khắt khe không chỉ chất lượng, mẫu mã mà giá cả cũng khá thấp. Các công ty đáp ứng được các yêu cầu từ phía đối tác nên đơn hàng tăng gấp nhiều lần với mức giá hợp lý hơn do đó doanh nghiệp dần có lãi.

Những thách thức cho ngành gỗ Việt Nam

 theo Ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, ngành gỗ mỗi năm cần trung bình 29 – 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước và xuất khẩu. Không những vậy nguyên liệu gỗ còn phải đảm bảo và tuần thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp từ các nước nhập khẩu.

 Từ ý kiến của ông Quyền, những thay đổi về chính sách xuất khẩu nguyên liệu gỗ của hai nước láng giềng như Lào và Campuchia, hay chính sách về đóng cửa rừng tự nhiên của Trung Quốc dẫn tới tới tình trạng cạnh tranh về thu mua nguyên liệu tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Như vậy, những thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt trong năm 2017 chính là liên quan đến nguyên liệu gỗ chế biến và xuất khẩu.

 Cụ thể, thách thức về thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt khi số lượng nhà máy sản xuất và chế biến ngày càng tăng với lượng gỗ nguyên liệu cần là rất lớn trong khi nguồn nguyên liệu gỗ rừng không đủ cung cấp. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới việc cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệp, cơ sở chế biến.Một hạn chế nữa là chất lượng gỗ nguyên liệu rừng trồng của Việt Nam cũng hạn chế khi đường kính nhỏ; năng suất gỗ trên 1h chưa cao nên có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phầm cũng như sức cạnh tranh.

 Việc khó khăn và thách thức nhất là về các giấy chứng nhận tiêu chuẩn rừng, nguồn gốc gỗ là một thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là, trong những năm tới, các nước nhập khẩu gỗ sẽ yêu cầu phải có 100% gỗ có chứng chỉ tiêu chuẩn rừng và gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200 nghìn ha gỗ rừng trồng đã được cấp chứng chỉ FSC, chỉ chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước.

 Vietfores dự báo, để kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ cần thêm 4 – 5 triệu m3/năm. Như vậy, đây là một thách thức không nhỏ trên con đường thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và tiêu dùng trong nước.

 Ông Quyền cho rằng: “Trong tương lai, đầu tư của các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhanh chóng. Nếu điều này xảy ra, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp Trung Quốc để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: vật ngũ tuyển qc cảo hóa hardware 2018 thuật ngữ giỗ điển vựng tiếng mềm quản