Tiểu sử trần đăng khoa
 – Trần đăng khoa sinh năm bao nhiêu ? Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958.
 – Quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
 – Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
 – Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam.
 – Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Detox trần đăng khoa
 https://ngoisao.net/cach-detox-12-ngay-giam-10-kg-cua-tran-dang-khoa-3076680.html
Thơ 4 chữ của trần đăng khoa
 Hiện ở ta, không hiếm người đang ngộ nhận về mấy chữ “thần đồng”, nhất là “thần đồng văn chương”. Hình như với họ, cứ làm thơ viết văn khi còn ít tuổi, lại viết “khôn” hơn tuổi, thế là đủ thành thần đồng. Từ quan điểm ấy, họ đã có cách so sánh thật nực cười: Xếp Trần Đăng Khoa và một số cây bút cùng làm thơ thuở thiếu nhi với anh vào một rọ, rồi “tiếc” cho những người nào đó sau này đã chuyển sang ngả khác, không thành “nhà” này “nhà” nọ, để chỉ mình Trần Đăng Khoa lúc cúc theo đuổi nghiệp viết. Họ đâu hay trong văn chương nghệ thuật, cái quan trọng không phải là anh viết “khôn” hơn tuổi mình, mà phải viết sao cho đến độ người lớn cũng… ngả mũ kính chào. Mà về điểm này, giữa Trần Đăng Khoa và những người cùng được gọi là “thần đồng” kia khác nhau một trời một vực. Nói không sợ quá lời, Trần Đăng Khoa chính là một định nghĩa trọn vẹn nhất, xác đáng nhất cho bốn chữ “thần đồng văn chương” ở Việt Nam ta từ trước tới nay.
 Đúng là, để có được những bài thơ đặc sắc ngay ở độ tuổi lên 8, lên 9 như Trần Đăng Khoa là một hiện tượng hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thi đàn thế giới. Từ sự ngoại lệ ấy, đã có không ít người liên hệ khả năng đột biến của Trần Đăng Khoa với những yếu tố hoang đường, kỳ bí, để rồi mường tượng việc làm thơ của anh như một sự “nhập đồng”. Sự thực đâu phải vậy. Đọc những bài thơ thuở nhỏ của Trần Đăng Khoa, điều tôi lấy làm lạ chính là ở chỗ: Yếu tố thần linh thể hiện trong cách thức làm thơ của Trần Đăng Khoa hơi ít, trong khi yếu tố nhân tạo lại nhiều. Tác giả “nhí” tỏ ra rất “nhà nghề”. Mượn cách nói của một nhà thơ thì thơ Trần Đăng Khoa ngày ấy “có nhiều câu hay có thể giải thích được”. Trần Đăng Khoa sớm biết thế nào là thơ hay và làm thơ một cách chủ động (chứ không phải theo kiểu ngẫu hứng ném bóng vu vơ, “may ra thì trúng”). Nói vậy là tôi rất tin câu chuyện do nhà thơ Trần Nhuận Minh kể lại: Một lần, Trần Nhuận Minh vừa từ nơi dạy học về nhà thì thấy mọi người khen ầm lên là đêm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam trong mục Tiếng thơ có phát bài thơ “Gửi Rạch Giá” của anh. Trong khi ai nấy xúm vào bày tỏ cảm xúc của mình thì cậu em Trần Đăng Khoa ngồi im không nói gì. Thấy vậy Trần Nhuận Minh hất cằm hỏi: “Mày có nghe không?”. Trần Đăng Khoa lặng lẽ bảo: “Có”. “Thấy thế nào?”. Cậu bé 8 tuổi buông sõng một câu khiến ông anh trai hết sức bất ngờ: “Thơ thế thì ai chả viết được”.
 Ý thức sáng tạo khiến Trần Đăng Khoa ít khi chịu viết một bài thơ nào chỉ toàn những câu… suông, không điểm xuyết một sự liên tưởng hoặc có đúc kết mang tính khái quát. Trong bài “Thả diều”, sau khi đưa ra một loạt hình ảnh ví von: “Diều là hạt cau/ Phơi trên nong trời”,”Trời là cánh đồng/ Xong mùa gặt hái/ Diều em – lưỡi liềm/ Ai quên bỏ lại”, tác giả đã chốt lại bằng hai câu nghe thì có vẻ tự nhiên song ngẫm ra lại không hề thường tình: “Dây diều em cắm/ Bên bờ hố bom”. Vâng, thường tình sao được: Cánh diều là biểu tượng của hòa bình, hố bom – biểu tượng của chiến tranh. Cắm dây diều bên bờ hố bom là một cách nói khái quát, thể hiện sâu sắc ước vọng hòa bình của trẻ em Việt Nam , nói rộng ra là của dân tộc Việt Nam .
Các bài thơ nổi bật của trần đăng khoa
 – Từ góc sân nhà em, 1968.
 – Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
 – Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
 – Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
 – Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần.
 – Bài “Thơ tình người lính biển” đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
 – Đảo chìm, tập truyện – ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
Bài thơ mưa (trần đăng khoa)
 Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp…
Rơi
Rơi…
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
Cây dừa trần đăng khoa
 Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
 Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…
 Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Bài thơ hạt gạo làng ta của trần đăng khoa
 Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
 Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
 Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
 Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất…
 Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Bài thơ mẹ ốm của trần đăng khoa
 Cánh màn khép lỏng cả ngày
 Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
 Nắng mưa từ những ngày xưa
 Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
 Khắp người đau buốt, nóng ran
 Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
 Người cho trứng, người cho cam
 Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
 Sáng nay trời đổ mưa rào
 Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
 Cả đời đi gió đi sương
 Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
 Mẹ vui con có quản gì
 Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
 Rồi con diễn kịch giữa nhà
 Một mình con sắm cả ba vai chèo.
 Vì con, mẹ khổ đủ điều
 Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
 Con mong mẹ khoẻ dần dần
 Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
 Rồi ra đọc sách, cấy cày
 Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Khi mẹ vắng nhà trần đăng khoa
 Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
 Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
 Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
– Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
 Tag: diễn tgm dừa đại quang mẹ mưa ốm tuyển ò ó o doanh gạo uông xuân vy vợ lọc cơ phân tích trăng 5 ơi sống khát biển bàng giảm cân thiên kieu tram blog facebook bác sĩ chú bộ vanessa hié hương detox nội “hạt ta” thả tài giỏi lá rơi nghiêng phan keangnam saigon heat lừa nguyễn khàn giáo án wiki quay compa dien gia vàng vẽ đẹp nông thôn dăng trình mầm non phượt thủ