Tìm hiểu một vài nhà khoa học

Nhà khoa học người anh phơ-răng-xít bê-cơn

 Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

 Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kỹ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?…

 Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

Nhà khoa học marie curie

 Marie Curie tên thật là Maria Sklodowska, sinh ngày 7/11/1867 tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, là con gái út trong một gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ đều là giáo viên. Khi còn nhỏ, Marie được đánh giá là một bé gái thích tò mò, sáng dạ và xuất sắc ở trường. Bi kịch xảy đến với gia đình khi người mẹ qua đời vì bệnh lao phổi, lúc Marie mới 11 tuổi.

 Thuở cắp sách đi học, Marie luôn giữ vị trí đứng đầu ở trường. Mặc dù vậy, những thành tích học tập ấy không thể giúp cô vào được Đại học Warsaw – ngôi trường chỉ dành cho nam sinh. Marie tiếp tục sự nghiệp học hành ở một “trường đại học chui” với các lớp bí mật dưới lòng đất.

 Marie và chị gái Bronya từng mơ ước du học để có tấm bằng đại học chính thức nhưng không đủ khả năng tài chính để chi trả học phí. Marie quyết định đi làm để hỗ trợ chị theo học y khoa. Trong gần 5 năm, Marie làm gia sư và giáo viên dạy trẻ để kiếm tiền trang trải chi phí. Thời gian rảnh, cô tiếp tục nghiên cứu, đọc sách về vật lý, hóa và toán học.

 Marie hiện thực hóa giấc mơ đến Paris, nơi cô theo học tại Đại học Sorbonne. Sau những ngày tháng lao vào nghiên cứu không ngừng nghỉ, cùng với chế độ ăn uống thiếu thốn chỉ có bánh mì phết bơ và trà, Marie thường xuyên gặp những vấn đề về sức khỏe. Hai năm sau, cô nhận bằng thạc sĩ vật lý và tiếp tục hoàn thành chương trình hóa học.

 Trong khoảng thời gian này, Marie tham gia một nghiên cứu về các loại thép và đặc tính từ của chúng. Cô có được cơ hội này là nhờ một người quen giới thiệu với nhà vật lý học người Pháp Pierre Curie trong lúc đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để thực hiện thí nghiệm. Khoa học trở thành cây cầu nối bén duyên cho hai nhà nghiên cứu. Không lâu sau đó, Marie chấp thuận lời cầu hôn của Pierre Curie và đổi tên là Marie Curie.

 Nữ bác học là người đầu tiên giành và chia sẻ 2 giải Nobel cùng người khác. Năm 1903 bà nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. 8 năm sau, Marie Curie tiếp tục đoạt giải Nobel hóa học nhờ khám phá ra 2 nguyên tố hóa học radium và polonium. Marie Curie trở thành “hiện tượng hiếm hoi” của giới khoa học khi đoạt hai giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium mà để cho các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.

 Năm 1906, người chồng Pierre Curie mất vì bị một chiếc xe ngựa đè lên người khi đang đi trên phố. Sau năm 1911, cái tên Marie Curie trở thành tâm điểm của dư luận khi những tin đồn có mối quan hệ mờ ám với Paul Langevin, học trò cũ của chồng bà. Thậm chí, nữ bác học còn được cho là nguyên nhân khiến gia đình Paul Langevin tan vỡ. Marie Curie là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp song dư luận ở đây có xu hướng bài xích vì cho rằng bà là một người nước ngoài gốc Ba Lan. Hơn nữa Marie Curie là người theo chủ nghĩa vô thần nên rất nhiều nhà khoa học đã quay lưng lại với bà.

 Nguồn: https://vnexpress.net/marie-curie-me-de-cua-chat-phong-xa-chet-vi-ung-thu-mau-3377100-p2.html

Nhà khoa học nikola tesla

 Sở hữu gia tài hơn 300 bằng sáng chế, làm việc 84 giờ liên tục và yêu một con chim bồ câu thay vì phụ nữ, là vài nét thú vị trong cuộc đời thiên tài vật lý Nikola Tesla.

 Theo Tesla Society, Nikola Tesla sinh ngày 10/7/1856 ở Smiljan thuộc đế quốc Áo – Hung, ngày nay là Croatia. Cha ông, Milutin Tesla, là một cha xứ chính thống người Serbia và mẹ ông, Djuka Mandic, là nhà phát minh các thiết bị gia đình.

 Khi vào đại học, lúc đầu Tesla quan tâm nghiên cứu vật lý và toán học, nhưng ông nhanh chóng trở nên thích thú với ngành điện.

 Tesla từng theo học Viện Bách khoa ở Graz, Áo và Đại học Prague, Cộng hòa Séc. Ông từng làm kỹ sư điện tại một công ty điện thoại ở Budapest năm 1881.

 Tesla nảy ra ý tưởng về động cơ cảm ứng khi đang đi dạo trong công viên với một người bạn.

 Sau đó, khi ở Strasbourg, Pháp năm 1883, ông chế tạo mô hình động cơ cảm ứng (động cơ AC chạy bằng cảm ứng điện từ trường) và thử nghiệm thành công. Do không tìm được ai quan tâm tới phát minh tại châu Âu, ông tới Mỹ và làm việc cho Thomas Edison ở New York.

 Ước mơ thời thơ ấu của Tesla là chế ngự sức mạnh của thác Niagara ở biên giới Mỹ – Canada.

 Năm 1885, ông thiết kế nhà máy thủy điện đầu tiên trên thác, đánh dấu sự ra đời của dòng điện xoay chiều. Một bức tượng được dựng lên trên đảo Goat, New York, để vinh danh Tesla.

 Tesla cũng nổi tiếng là một nhà bác học “điên khùng”.

 Ông bỏ ăn thịt và sau đó ngừng ăn tất cả đồ cứng. Ông uống sữa ấm cùng một lượng nhỏ rau chế biến từ cây atisô, cần tây, và ăn mật ong.

 Tesla tuyên bố ông không bao giờ ngủ quá hai tiếng mỗi lần. Thỉnh thoảng, ông chợp mắt để sạc năng lượng cho cơ thể. Theo một báo cáo, ông từng làm việc liên tục 84 tiếng mà không hề ngủ.

 Tesla có công phát hiện nguyên tắc vật lý tạo nên nền tảng cho hầu hết mọi thiết bị sử dụng động cơ AC.

 Tháng 2/1882, Tesla tìm ra từ trường xoay và vận dụng nó để xây dựng động cơ cảm ứng AC, hệ thống phát, truyền tải, phân phối và sử dụng dòng điện nhiều pha.

 Khi Tesla làm việc tại phòng thí nghiệm của Thomas Edison tại New Jersey, Mỹ, ông từng rơi vào thế đối đầu với Edison về loại dòng điện ưu việt nhất.

 Trong khi Edison lựa chọn dòng điện một chiều (DC), Tesla lại ủng hộ sử dụng dòng điện xoay chiều (AC), dẫn tới một “cuộc chiến dòng điện”. Cuối cùng, Tesla giành phần thắng nhờ dòng điện AC có hiệu suất cao hơn.

 Ông viết bài báo “Một hệ thống động cơ điện và máy biến áp xoay chiều mới” nhằm giới thiệu khái niệm động cơ và hệ thống điện vào năm 1888. Bài báo lập tức thu hút sự chú ý của George Westinghouse, một nhà tư bản công nghiệp và hai người đã hợp tác với nhau để nối điện khắp nước Mỹ.

 Năm 1891, Tesla phát triển một cuộn dây cảm ứng sản sinh dòng điện xoay chiều cao tần, gọi là cuộn dây Tesla. Ông sử dụng nó trong các thí nghiệm tạo tia lửa điện, tia X, sạc không dây. Ngày nay, cuộn dây Tesla vẫn được ứng dụng rộng rãi trong các máy phát thanh và vô tuyến truyền hình.

 Sáng chế máy phát thanh được công nhận thuộc về Guglielmo Marconi, người đầu tiên truyền tín hiệu vô tuyến liên lục địa năm 1901. Nhưng Tesla sở hữu bằng sáng chế hệ thống phát vô tuyến cơ bản năm 1896, nền tảng cho sáng chế của Marconi, và hai người từng tranh cãi tại tòa.

 Tesla không kết hôn trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ông khẳng định từng yêu một con chim bồ câu. Ông thường đi dạo trong công viên để cho bồ câu ăn và phát triển mối quan hệ thân thiết với một con chim bồ câu trắng hay đến thăm ông mỗi ngày.

 “Tôi yêu con chim bồ câu đó như một người đàn ông yêu phụ nữ và nó cũng yêu tôi. Mục đích của cuộc đời tôi chỉ là bên nó mãi mãi”, Tesla nói.

 Nguồn: https://vnexpress.net/nikola-tesla-nha-khoa-hoc-yeu-chim-bo-cau-thay-vi-phu-nu-3369661.html

Nhà khoa học galilê

 Galileo Galilei (1564 – 1642) là trung tâm của cuộc cách mạng khoa học vào thế kỷ 17 với những nghiên cứu về vật lý, thiên văn học và phương pháp luận khoa học. Ông sinh ra ở Pisa, Italy.

 Galileo làm thí nghiệm với kính thiên văn và cải tiến kính thiên văn, nhờ đó khám phá ra 4 vệ tinh lớn của sao Mộc.

 Nguồn: https://vnexpress.net/10-nha-thien-van-hoc-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-3623552.html

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: siêu nhí khoai sammy pug tế bào pdf pitago phật mềm dựa adn gì hủy trứng ếch homestay đà lạt download nào hiển vi?