Tìm hiểu về gỗ bình linh xanh

 Trước khi cùng tìm hiểu xem gỗ Bình linh thuộc nhóm mấy thì chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số đặc điểm của chúng nhé.

 Cây Bình linh còn được biết đến với một số tên gọi khác như: Táo nhơn, Bọ chét, Keo dậu, Keo giun,…. Loại cây này có tên khoa học là Vitex pubescens Vahl.

Tìm hiểu về gỗ Bình linh
Tìm hiểu về gỗ Bình linh

 Cây Bình linh thuộc chi Keo dậu, phân họ Trinh nữ. Loại cây này có thể cao tới 5m, không có gai. Chúng có tán hẹp, vỏ cây màu xám. Lá cây Bình linh dạng kép lông chim. Hoa tự đầu trạng màu trắng, thường nở vào tháng 4 – 6. Quả mọc thành chùm và thường có quả vào tháng 7 -9. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh và được trồng phổ biến để là hàng rào, làm thức ăn cho gia súc,….. Hoặc những cây có tuổi thọ cao, thân gỗ lớn thì được dùng để là đồ nội thất.

 Về nguồn gốc thì loại cây này xuất phát ở khu Nam Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Cho tới nay thì chúng phân bố ở hầu khắp các khu vực nhiệt đới trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam thì cây Bình linh cũng có mặt ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, chúng phát triển tốt nhất ở Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Định,…

 Loại cây này có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên đất thoát nước, ít chua. Thậm chí, chúng cũng có khả năng sống ở những nơi đất mặn vừa vùng ven biển, chịu hạn tốt.

Bình Linh thuộc nhóm nào?

 Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Bình Linh được xếp vào NHÓM III – Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, dẻo dai, độ bền cao; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác như: bằng lăng nước; chò chỉ,….

Ưu điểm của cây Bình Linh

 Gỗ Bình Linh là dòng gỗ tương đối tốt; mang khá nhiều ưu điểm đặc trưng mà không thể không nhắc đến:

 – Gỗ tương đối cứng; khá bền khi ở ngoài không khí; chống mối mọt và chịu nước tốt.

 – Dễ gia công, thiết kế; tạo kiểu đem đến sự đa dạng trong các mẫu mã của thiết kế nội thất.

 – Cây mang lại nhiều giá trị kinh tế; thân cây cao lớn khá thẳng;

 – Thân thiện và thoải mái trong quá trình sử dụng; tạo nên một không gian khá thoáng đãng, tự nhiên; hiện đại; thích hợp trang trí cho nhiều công trình.

Ứng dụng

 Gỗ Bình Linh là một loại gỗ khá tốt; có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như:

 – Lá; đọt non và quả non được dùng làm rau cho người. Tuy nhiên; toàn cây bình linh có độc nhẹ; vì thế, khi dùng với liều lượng cao; chất độc này có thể gây ra tình trạng: Rụng lông,tóc; Sảy thai; Chảy nước bọt; Chán ăn,…

 – Có lẽ vì lý do đó; lá của loại cây này dùng làm thức ăn cho gia súc phổ biến hơn.

 – Ngoài ra, hạt bình linh có thể được chế biến; tạo thành thực phẩm như bánh đậu (sau khi loại bỏ chất độc qua quá trình ngâm, rửa; đun, sấy khô; lên men). Không chỉ thế; nhiều nghiên cứu cho thấy; hạt từ loài cây này còn có tiềm năng làm thuốc nhuận tràng.

 – Cây còn được sử dụng để phủ đồi trọc; tạo sinh khối và cải tạo đất

 – Gỗ Bình Linh thường được ưu tiên trong thi công nội thất gia đình; văn phòng;… ví dụ như: trần nhà, tường; sàn nhà, bàn ghế; phản; giường ngủ;…

 – Không những vậy; với chất lượng tốt; loại gỗ này còn khá được “ưu ái” trong các thiết kế; thi công nhiều không gian khác nhau như nhà hàng; khách sạn,…

 – Bên cạnh đó; Bình linh có thể sử dụng để làm những sản phẩm như: lục bình, ban thờ, bình trà, tượng nghê,…

Giá của Gỗ Bình Linh

 Gỗ Bình Linh giá bao nhiêu? hay Gỗ Bình Linh có đắt không? chắc chắn luôn là những câu hỏi bạn đặt ra khi muốn lựa chọn loại gỗ này phải không?

 Đây là một loại gỗ không quá “xa xỉ”; với điều kiện gia đình tầm trung đều có thể mua được. Hiện nay, Bình Linh có giá tương đối vừa phải. Gỗ Bình Linh tại thị trường Việt Nam hiện tại có mức giá trung bình từ khoảng 12.000.000đ – 14.000.000đ/m3. Đó là mức giá bạn có thể tham khảo. Bởi vì; giá loại gỗ này sẽ có sự chênh lệch và dao động tùy thuộc vào những thời kỳ; đơn vị cung cấp và chất lượng; mẫu mã gỗ khác nhau.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: xanh lõi kim tín giổi