Nhà tù hỏa lò
 Tại làng nghề gốm thủ công thuộc làng Vĩnh Khánh, tổng Vĩnh Xương, Thọ Xương, Hà Nội, nơi thực dân Pháp đã lựa chọn để xây dựng nhà tù Hỏa Lò vào năm 1896. Nhà tù Hỏa Lò có tên tiếng Pháp là “Maison Centrale”, nghĩa là “Đề Lao Trung Ương” hay còn gọi là “ Ngục thất Hà Nội”. Đây là nơi thực dân Pháp đã giam cầm và tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác của các chiến sĩ yêu nước, của các nhà cách mạng. Rất nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng bị giam giữ tại đây.
 Cuối thế kỷ 19, để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã bổ sung hệ thống cảnh sát và nhà tù, trong đó phải kể đến nhà tù Hỏa Lò, nơi được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”. Đây là nhà tù thực dân lớn nhất Đông Dương, là minh chứng lịch sử của một quãng thời gian đầy gian lao, biểu tượng tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Nhà tù phú quốc
 Địa điểm du lịch Phú Quốc này là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn rất dã man như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, anh em đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hoá hàng, ngủ địch, diệt ác ôn, tổ chức vượt ngục…
Nhà tù phú lợi

Nhà tù sơn la
 Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Nơi đây đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản, là trường học cách mạng, nơi ươm mầm “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam. Năm 1962, Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia. Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt Nhà tù Sơn La.
 Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng trên ngọn đồi Khau Cả, bên dòng suối Nậm La, tỉnh Sơn La. Mới đầu Nhà tù có diện tích 500m2, năm 1940, thực dân Pháp mở rộng lên 1.700m2. Trong 15 năm (1930 – 1945), Nhà tù Sơn La đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản, trong đó có nhiều đồng chí là Thành ủy, Xứ ủy, Trung ương Ủy viên như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Hiệu, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Lê Thanh Nghị và nhiều đồng chí khác.
Nhà tù chí hòa
  Không chỉ được các phạm nhân xem là ngôi nhà ‘bất xuất”‘một khi xui xẻo bị giam giữ, khám Chí Hoà (thuộc Q.10, TP. HCM) còn nổi tiếng bởi nhiều lời đồn đại ly kỳ.
 Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình được cho là do người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam.
 Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về Khám Chí Hòa.
 Với diện tích 7 hecta, Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng. Trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam tù chính trị chống lại thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nơi này được Công an TP HCM dành cho các bị can trong các vụ án trên địa bàn.
 Tag: boss magolka hắc long sẽ nhảy xa nhiêu lần ? nóng bỏng giám đốc tha tôi đi ứng hưởng năng lượng quỷ dữ tác dụng gì? thí nghiệm stanford bảo pleiku làm nào loại npc long? kho báu bí mật phần thưởng ảnh game trốn thoát đâu quê tùng hoả ngọc đọc truyện adx florence thuyết kiểu phu quoc tham doremon bình mp3 tuol sleng thật s21 alcatraz đất độc cửa lập thách mọi giới gì nong guantanamo khét vũng tàu cuộc arigato review tưởng thạch tần cá heo đen bài hát vịnh philippines đẹp rợ cũng kinh hãi phút? sướng đài niệm liệt chết chóc abu ghraib nguy hiểm background running tập áo pháo ba-xti kiến trúc dặm xanh