Ai là chủ thực sự của Gateway?
Trường Quốc tế Gateway cơ sở Hà Nội – nơi vừa xảy ra sự việc học sinh lớp 1 tử vong do nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường. |
 Trường Gateway có tên đầy đủ là trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway. Hệ thống trường Gateway có 3 cơ sở gồm: Gateway Cầu Giấy, Gateway Tây Hồ Tây (dự kiến hoạt động từ tháng 8/2020), và Gateway Hải Phòng.
 Gateway Hà Nội – nơi vừa xảy ra sự việc học sinh lớp 1 tử vong do nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường, có địa chỉ tại Lô A/D13 trong khu đô thị mới Cầu Giấy (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội), được xây dựng trên mặt bằng 8.000m2 với tổng diện tích 15.000m2.
 Mức học phí ở đây không hề rẻ. Học phí kỳ học 2017-2018 là 60 triệu đồng/kỳ và 110,4 triệu đồng/năm; tiền ăn 26 triệu đồng/năm, tiền đồng phục 6 triệu đồng, phí dự tuyển 1 triệu đồng và phí phát triển trưởng 8,8 triệu đồng/năm.
 Gateway Hà Nội được thành lập năm 2015 qua sự hợp tác quốc tế giữa trường mầm non quốc tế Sakura Montessori và tổ chức giáo dục Gateway Education.
Trường có cơ sở vật chất được đánh giá là chất lượng cao. |
 Theo tìm hiểu, Tập đoàn mẹ của hệ thống trường Gateway là tập đoàn Edufit, thành lập năm 2011. Tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục quốc tế Edufit, được quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh Thái Bình.
 Ngoài hệ thống trường phổ thông liên cấp Gateway International School, Edufit còn là chủ đầu tư hệ thống trường mầm non quốc tế Sakura Montessori với 9 cơ sở tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1982, là Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của tập đoàn Edufit – tập đoàn mẹ đứng sau hệ thống Gateway. |
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch trường Gateway là ai?
 Bà Trần Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1982, là Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của tập đoàn Edufit. Đồng thời bà Hạnh cũng là Chủ tịch HĐQT trường quốc tế Gateway. Bà Trần Thị Hồng Hạnh cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị và là nhà sáng lập của hệ thống Gateway International School và Sakura Montessori. Trụ sở chính của hai hệ thống này có cùng địa chỉ với công ty mẹ là tập đoàn Edufit, tại Lô TH1, KĐT mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
 Ngoài ra bà Trần Thị Hồng Hạnh còn là đại diện các doanh nghiệp:
 – Công ty Cổ phần Hợp tác Giáo dục Việt Nam
 – Công ty Cổ phần Zusso Việt Nam
 – Công ty TNHH Giáo dục EDUSMART Tây Hồ
 – Công ty Cổ phần Giáo dục nguồn sáng
Bà Hạnh trong Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản vừa qua diễn ra tại thủ đô Tokyo vào tháng 7/2019. Tại hội nghị này, tập đoàn mẹ của trường Gateway nhận khoản đầu tư 34 triệu USD từ đối tác Nhật Bản cho dự án xây dựng trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway Tây Hồ Tây |
  Ngay trong buổi tối cùng ngày xảy ra sự việc bé trai tử vong trên xe đưa đón (6/8), hệ thống fanpage trên Facebook của Gateway và Sakura Montessory cũng như Edufit đều bỗng dưng đồng loạt bị vô hiệu hóa. Hàng loạt bài viết giới thiệu về hệ thống trên website của Gateway và Sakura Montessory cũng bị gỡ bỏ.
 Được biết, vào tháng 7 mới đây, trước khi vụ việc học sinh lớp 1 tử vong, tập đoàn mẹ của trường Gateway nhận khoản đầu tư 34 triệu USD từ đối tác Nhật Bản cho dự án xây dựng trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway Tây Hồ Tây từ công ty Toshin Development Co., Ltd (nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya, một trong những tập đoàn kinh doanh bách hóa thương mại hàng đầu Nhật Bản).
 Nguồn: https://thoidai.com.vn/ba-tran-thi-hong-hanh-chu-truong-gateway-la-ai-84453.html
 Tag: con