Cách nuôi cá koi trong nhà

 Cá Koi ngày càng được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay người ta thường nuôi cá Koi trong bể kính hoặc hồ si măng đặt trong các công trình để tạo cảnh quan. Sau đây là một số hướng dẫn cách nuôi cá Koi nhanh lớn, không chết khi thả vào hồ bể mới.

 Cá Koi Nhật Bản

 Cá Koi (cá chép Nhật Bản)  theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống  hơn 200 năm trước và luôn là đề tài sôi nổi ở các diễn đàn cá cảnh trên khắp thế giới hiện này. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá. Cá chép Koi được người Nhật coi là điềm may mắn.

 Cá Koi có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng.

 Cá Koi ngày càng được nhiều người nuôi cá cảnh Việt Nam yêu thích.

 Cách nuôi cá Koi nhanh lớn

 Kỹ thuật nuôi cá Koi bao gồm các yếu tố khác nhau nhưng chung quy có 3 vấn đề cơ bản: chọn giống cá, thiết kế hồ nuôi cá và lựa chọn thức ăn.

 Cách chọn giống cá Koi như thế nào?

 Bạn sẽ thành công 50% khi bạn chọn con giống khỏe mạnh, màu rõ nét, dáng bơi thẳng, sức khỏe tốt.

 Chọn con giống khỏe mạnh, màu rõ nét, dáng bơi thẳng, sức khỏe tốt. Về hình dáng của Koi giống: cân đối, không xây xát, không dị hình, màu tươi sáng, rõ nét, khỏe mạnh, bơi lội, phản ứng nhanh, dễ thích nghi với môi trường nước mới.

 Chú cá Koi này đang nắm giữ mức giá kỷ lục lên tới 42 tỷ đồng.

 Vận chuyển cá giống về thả cần phải nhẹ nhàng, không làm cá bị trầy xước. Không nên vận chuyển cá với mật độ dày để cá được khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả. Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh lúc trưa nắng gắt.

 Trước khi cho cá vào môi trường nước mới, nên để bao chứa cá ở hồ khoảng 15-20 phút để thuần nhiệt độ, sau đó mới mở miệng bao thả cá. Điều này sẽ giúp cá không bị sốc khi thả vào bể mới.

 Hồ nuôi cá Koi 

 Độ sâu của hồ không nên sâu quá 1,5m. Hồ nên có những khoảng sâu khác nhau. Hồ cá Koi có thể thiết kế lửng hoặc ở dạng âm xuống đất.

 

 Thành của hồ cá nên có màu sẫm hoặc tối. Khi xây xong hồ nên ngâm nước và xả nhiều lần và sát trùng bể cá.

 Sau 24 giờ có sục khí, bạn tiến hành cấy vi sinh vật có lợi. Sau đó một ngày, bạn có thể thả cá vào bể.

 Môi trường nước phải đảm bảo:

 – Độ pH: 7-7.5.

 – Ngưỡng pH: 4-9.

 – Nhiệt độ 20-27 độ C.

 – Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/l.

 Cá Koi hiện nay được nuôi phổ biến trong hồ si măng hoặc bể kính để tạo cảnh quan trong các công trình.

 Thức ăn cho cá Koi

 Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du,…

 Khi được nửa tháng, Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng…

 Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành.

 Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.

 Khẩu phần ăn vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 lần trên ngày. Các loại thức ăn tươi sống nên hạn chế, và nên dùng loại đông lạnh để tránh mang mầm bệnh cho cá.

 Ngọc Khánh (t/h)

 Từ khóa: cách nuôi cá Koi cách nuôi cá Koi tại Việt Nam cá Koi Nhật Bản thiết kế hồ nuôi cá Koi thức ăn cá Koi cách nuôi cá Koi không bị chết thả cá Koi vào hồ mới kỹ thuật nuôi cá Koi cá chép Koi cách nuôi cá chép Koi hồ nuôi cá Koi cách chọn giống cá Koi các nuôi cá koi trong hồ kính cách nuôi cá koi trong hồ si măng

 Nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/cach-nuoi-ca-koi-nhanh-lon-khong-chet-khi-tha-vao-ho-be-moi-2583.html

 

  

  

  

  

  

 Tag: nhà