Gỗ quý hiếm nhóm 1a hay còn gọi là gỗ quý nhóm 1 cótỏng cộng 41 loại gỗ được xem là những loại gỗ quý nhất, sở hữu những đường vân đẹp trên bề mặt và mang lại giá trị kinh tế cao. Không những thế, các loại gỗ này còn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì bị khai thác quá mức, dẫn đến việc bị cấm khai thác.
 Thông thường các loại gỗ trong nhóm 1a này đều là gỗ quý có mùi thơm với những đường vân độc đáo, màu sắc bắt mắt và có giá các loại gỗ quý cũng rất đắt đỏ.
 Dưới đây là danh sách 41 loại gỗ quý hiếm nhóm 1a theo thứ tự từ quý hiếm đến quý hiếm nhất và một số đặc điểm nhận dạng của từng loại:
1. Gỗ Bàng lang cườm
 Gỗ Bàng lang cườm là một trong những loại gỗ quý hiếm nhóm 1a mọc chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Tiên. Cái tên này được bắt nguồn từ vỏ cây có những vệt đốm rất đặc trưng và độc đáo
 Bàng Lang cườm có kích thước trung bình cao tới 10 đến 20 m. Giống như các loài khác cùng họ bàng lang, gỗ của bàng lang cườm có chất lượng trung bình, cứng và nặng, nhưng không chịu được thời tiết khắc nghiệt, được sử dụng trong các công trình dân dụng, cho sàn nhà, vách ngăn và các bộ phận nội bộ nói chung, trong trang trí nội thất, nông cụ, thủ công mỹ nghệ và địa phương như nhiên liệu.
2. Gỗ Cẩm lai
 Là một cây gỗ quý chủ yếu chỉ mọc ở Đông Nam Á và gỗ của Cẩm Lai có giá trị kinh tế khá cao nhờ lỏi gỗ màu đỏ đẹp mắt, thường sử dụng trong công việc trang trí bao gồm đồ gỗ và đồ nội thất. Gỗ dát Cẩm Lai có màu trắng vàng với tâm gỗ màu nâu sẫm. Tâm gỗ rất cứng và nặng vì vậy đồ nội thất làm từ Cẩm Lai được biết đến với độ bền cực cao.
3. Gỗ Cẩm lai Bà Rịa
 Gỗ Cẩm Lai Bà Rịa cũng là một trong những loại cây thuộc họ Cẩm Lai có giá trị kinh tế cao và chất lượng gỗ tuyệt đẹp, mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng. Tuy nhiên vì loại gỗ này bị khai thác quá mức dẫn đến số lượng Cẩm Lai Bà Rịa bị giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, cùng với sự hủy hoại môi trường sống, đã dẫn đến việc cây Cẩm Lai Bà Rịa được phân loại vào nhóm cây có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Gỗ Cẩm lai Đồng Nai
 Cẩm Lai Đồng Nai cũng giống như Cẩm Lai Bà Rịa đều là những loại gỗ quý nhóm 1a, chỉ có duy nhất ở tại Việt Nam. Vì có chất lượng gỗ cao và màu sắc ánh đỏ đẹp mắt mà giá của gỗ cẩm lai Đồng Nai rất cao, giá trung bình ít nhất là 40 triệu cho 1m3 gỗ.
5. Gỗ Cẩm liên
 Cẩm Liên là một loại cây rụng lá có thể cao tới 30 mét, nhưng thường có chỉ cao khoảng 15 – 20 mét. Loại cây này có thể chiết ra nhựa cây để sử dụng trong công nghệ cao su và gỗ của Cẩm Lai cũng có giá trị cao, đồng thời còn có công dụngtrong y học dân gian.
 Gỗ cẩm liên có màu sắc bắt mắt, ánh đỏ nâu và thớ vân trên gỗ cũng rất đẹp. Vì vậy, gỗ Cẩm Liên thường được dùng chủ yếu để làm đồ thủ công mỹ nghệ.
6. Gỗ Cẩm thị
 Trong nhóm gỗ loại 1, gỗ cẩm thị là một trong những loại gỗ ít được biết đến nhất vì hình đáng của loại cây này thường cong, khó chế tạo và vỏ cây có màu đen trông không được bắt mắt. Nhưng sự thật, gỗ Cẩm thị là loại gỗ rất đẹp, khi bào lớp vỏ đen xấu xí bên ngoài, tâm gỗ sẽ có màu sắc trắng đenhòa quyện vào nhau, đường vân gỗ cũng rất độc đáo và bắt mắt.
7. Gỗ Dáng hương
 Dáng hương hay còn gọi là Giáng Hương là một loại gỗ có độ bền cao có thể chịu được nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt. Cộng thêm mùi hương đặc trưng và thớ vân gỗ đẹp mà gỗ Dáng Hương được xem là một trong những loại gỗ cực phẩm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhựa đỏ từ gỗ Giáng Hương còn được sử dụng để nhuộm quần áo.
8. Gỗ Dáng hương căm-bốt
 Nằm trong danh sách gỗ nhóm 1, gỗ Dáng Hương này có nguồn gốc từ Cambodia và là một loại gỗ tự nhiên có mùi thơm dễ chịu. Vì có vân gỗ đẹp nên loại gỗ này chủ yếu được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, chẳng hạn như lộc bình gỗ.
9. Gỗ Dáng hương mắt chim
 Loại gỗ này có tên là dáng hương mắt chim là vì vân gỗ có những đốm đỏ có kích thước bằng với mắt chim. Đây là một loại gỗ quý hiếm nhóm 1a có khả năng chống màu mòn cao và có hương thơm khá giống với hoa hồng. Gỗ dáng hương mắt chim cũng là một loại gỗ cao cấp phù hợp cho đồ nội thất cao cấp, gỗ và ván ép cho các mục đích xây dựng nhẹ, hoặc dùng để chạm khắc gỗ và nhạc cụ
10. Gỗ Dáng hương quả lớn
 Thêm một loại go quy nhom 1a cũng thuộc họ Dáng Hương đó chính là Dáng hương quả lớn. Loại cây này chủ yếu có nguồn gốc ở Đông Nam Á, ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và thường mọc trong các khu rừng nhiệt đới ẩm theo mùa. Thân gỗ có màu nây xám và tâm gỗ có màu đỏ nâu rất đẹp. Gỗ Dánh hương quả lớn có độ bền rất cao và khả năng chống mài mòn tốt, vì vậy thường được sử đụng để làm đồ nội thất.
11. Gỗ Du sam
 Gỗ Du Sam là một loại gỗ nằm trong nhóm gỗ quý hiếm 1a thường mọc ở các vùng núi rừng miền Bắc, đặc biệt là những nơi có độ cao từ 200 – 1500 m. Vỏ cây có màu nâu xỉn đến đen xám, lớp vỏ sần sùi và có vảy. Gỗ Du Sam khi mới chặt sẽ có màu vàng nhạt hoặc vàng nhạt, nhưng sau một thời gian thì gỗ sẽ dần đổi màu sanng màu trắng ngà. Loại gỗ này chủ yếu được sử đụng để thi công cầu đường và sử dụng để làm một số đồ nội thất.
12. Gỗ Du sam Cao Bằng
 Chỉ cần đọc qua cái tên, chắc hẳn bạn đã đoán được loại gỗ này có nguồn gốc từ Cao Bằng, Việt Nam đúng không nè ! Hiện nay, loại gỗ này đang bị khai thác quá mức nên chính quyền Cao Bằng đã quyết định bảo tồn loại cây này và ra lệnh cấm khai thác Du Sam Cao Bằng
13. Gõ đỏ
 Gõ đỏ hay còn gọi là hồ bì là một trong các loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Loại cây này được đánh giá cao nhờ vân gỗ hấp dẫn của nó, và đã được khai thác từ rất lâu. Và hiện nay, loại gõ đỏ này chỉ còn rất ít nên loại gỗ này hiện nay có giá thành rất cao. Ngoài ra, vỏ cây và quả của Gõ đỏ còn có công dụng tốt trong y học Đông Y.
14. Gỗ gụ
 Gỗ gụ là một loiạ gỗ được dùng chủ yếu để làm nhạc cụ vì chiều cao thông thường của loại gỗ này chỉ khoảng 6 – 10. Lớp vỏ có chứa tannin và nhựa gỗ gụ có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ngoàira, vì gỗ gụ có hình dáng rất đẹp nên thường được chọn làm cây cảnh và tạo bóng mát.
15. Gỗ Gụ mặt
 Là một giống cây gỗ quý thường có mặt trong các khu rừng nhiệt đới ẩm theo mùa, gỗ Gụ mặt có dôdj bền cao và cứng cáp nên thường được dùng làm đồ nội thất và ngoại thất. Tâm gỗ thường có màu vàng nâu hoặc nâu nhạt. Tuy nhiên vì vân gỗ của Gụ mặt không quá độc đáo nên không được ưa chuộng lắm, do vậy giá thành của loại gỗ này cũng thấp hơn so với các loại gỗ quý hiếm khác.
16. Gỗ Gụ lau
 Gỗ Gụ lau khác với hai loại gỗ trên ở điểm là phát triển rất chậm nhưng bù lại Gụ lau lại cho ra những loại gỗ chất lượng nhất và thường được dùng để làm nội thất cao cấp. Gỗ gụ lau thường có màu nâu sẫm và rất mịn, hiếm khi bị mối mọt phá hoại. Ngoài ra, vỏ của gụ lau chứa rất nhiều tannin nên thường được ngư dân Việt Nam tận dụng để làm mồi cho cá.
17. Gỗ Hoàng đàn
 Gỗ hoàng đàn hay còn gọi là ngọc am, là một loài cây bách có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây mọc cao tới 30 mét, tán lá rậm rạp, độ che phủ cao và thường được trồng làm cây cảnh. Gỗ hoàng đàn có thể được chưng cất hơi nước để sản xuất tinh dầu. Tuy nhiên vì gỗ hoàng đàn có độ bền cao nên vẫn rất được ưa chuộng để làm đồ nội thất.
18. Gỗ Huệ mộc
 Gỗ Huệ mộc là loại gỗ có cùng nguồn gốc với Cẩm Lai, là gỗ cứng giống như gỗ gụ và là một trong những loại gỗ nội thất tốt nhất và có giá trị nhất. Gỗ Huệ mộc có nhiều màu từ nâu đậm đến tím đậm, với những vệt đen đậm sắc và rõ nét. Gỗ Huệ mộc rất khó để xử lý bằng các dụng cụ cầm tay, vì vậy nên rất tốn kém.
19. Gỗ Huỳnh đường
 Là loại gỗ thuộc các nhóm gỗ quý hiếm 1a, gỗ huỳnh đường còn có một tên gọi khác là gỗ sưa. Với màu sắc ánh đỏ bắt mắt, gỗ huỳnh đường thường được dùng để cham khắc hoặc làm vòng hạt chuỗi để mang lại may mắn.
20. Gỗ Hương tía
 Hương tía hay còn gọi là hương đỏ là một loại gỗ có màu cam đỏ rất độc đáo. Tuy nhiên màu gỗ này s ẽ bị đổi màu sau một thời gian và chuyển thành màu tối hơn hoặc nâu đỏ đậm. Bên cạnh đó, gỗ hương tía còn có khả năng chống mọt và côn trùng tuyệt vời và được đánh giá là rất bền.
21. Gỗ Lát hoa
 Là một trong các loại gỗ quý, gỗ Lát hoa được đánh giá cao khi làm đồ nội thất như tủ cao cấp, ốp trang trí, ghép nội thất như cửa ra vào, cửa sổ và sàn sáng, và để chạm khắc. Vỏ cây lát hoa còn có đặc tính làm se lỗ chân lông nên thường được ứng dụng vào mỹ phẩm, đồng thời còn được dùng trong y học để trị tiêu chảy.
22. Gỗ Lát da đồng
 Lát da đồng cũng là một loại gỗ thuộc họ lát hoa có độ cao vừa phải, có thể cao đến tận 30m thường được trồng ở Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và về phía nam tới Bán đảo Malay và Borneo. Gỗ cây có màu vàng hoặc trắng, và vân gỗ thường không đồng đều.
23. Gỗ Lát chun
 Gỗ lát chun là một trong các loại gỗ quý nhóm 1 có màu vàng đỏ đến đỏ, hoặc nâu vàng nhạt với màu đỏ nhạt, khi cây lát chun già, gỗ sẽ bị lão hóa thành màu vàng nhạt hoặc nâu đỏ. Gỗ lát chun khi mới cắt có mùi thơmm tuy nhiên sau một thời gian mùi hương này sẽ biến mất.
24. Gỗ Lát xanh
 Gỗ lát xanh có thớ vân lượn sóng, đan xen vào nhau, và thường không đều. Chất lượng gỗ lát xanh thường đạt ở mức trung bình đến tốt tùy thuộc vào độ cứng cáp và bền của gỗ. Thông thường gỗ lát xanh rất ổn định, không bị giãn nở do nhiệt độ và giữ được hình dạng tốt sau nhiều năm sử dụng.
25. Gỗ Lát lông
 Gỗ lát lông là loại gỗ cuối cùng trong nhóm gỗ Lát. Gỗ lát lông nổi tiếng với đặc tính chống thấm nước rất cao nên thường được sử dụng để xây tàu biển, thuyền, v.v. Tuy nhiên gỗ lát lông nếu không được xử lý kĩ trước khi làm đồ nội thất sẽ có hiện tượng bonh tróc rất nhiều.
26. Gỗ Mạy lay
 Là một loại gỗ có hình dáng đẹp, chất gỗ tương đối cứng và dày. Gỗ mạy lay cũng có độ kháng cao đối với mọt v à côn trùng nên thường được dùng làm đồ nội thất. Tâm gỗ màu đỏ sẫm và có nhựa màu vàng nhạt.
27. Gỗ Mun sừng
 Đối với những ai thích màu sắc đen huyền thì không nên bỏ qua gỗ mun sừng. Đây là một loại gỗ có màu nâu đen và hơi ánh nâu, chất liệu rắn chắc và bề mặt mịn khiến nó trở thành một trong những loại gỗ quý và được liệu kế vào danh sách đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức.
28. Gỗ Mun sọc
 Gỗ mun sọc cũng giống như mun sừng đều là những loại gỗ mun được ưa chuộng nhất nhờ màu sắc đen huyền bí và quyến rũ. Gỗ mun sọc thường được sử dụng làm đồ chạm khắc hoặc nhạc cụ. Gỗ mun sọc cũng là một trong những loại gỗ quý hiếm nhóm 1a có giá thành khá đắt đỏ và thường mắc hơn mun sừng.
29. Gỗ Muồng đen
 Nằm trong nhóm gỗ quý 1, gỗ muồng đen thường có màu nâu trung bình đến nâu sẫm, gần như đen, với các sọc có màu nâu sáng hơn để tạo độ tương phản bắt mắt, đôi khi còn có sọc màu đỏ hoặc vàng. Gỗ muồng đen thường được dùng để làm nhạc cụ như ukelele và guitar, đồ thủ công chạm khắc, và các mặt hàng gỗ có kích thước nhỏ khác.
30. Gỗ Pơ mu
 Một cây gỗ lá kim cỡ trung bình đến lớn có thể cao khoảng 35 m với thân cây hiếm khi có đường kính trên 1 m. Gỗ pơ mu có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, Lào và miền bắc Việt Nam, và thường mọc ở độ cao từ 100 đến 2300 m. Mặc dù vẫn còn khá phổ biến, gỗ pơ mu đang có nguy cơ sẽ bị khai thác quá mức do hương thơm đặc trưng khiến gỗ không bị mục.
31. Gỗ sa mu dầu
 Gỗ sa mu dầu hay còn gọi là cây linh sam Trung Quốc là một loại cây bách có mùi thơm ngọt ngào được thu hoạch ở Đông Nam Á trong hơn 800 năm qua và được đánh giá cao vì nó có khả năng chống sâu bệnh, nấm và thối. Gỗ sa mu dầu được sử dụng trong nhà và ngoài trời, nơi độ bền là rất quan trọng, từ hàng rào, sàn và ván cắt cho đến đóng tàu và nhà
32. Gỗ Sơn huyết
 Gỗ Sơn huyết là một cây rụng lá có họ hàng với cây điều. Loại gỗ này được đánh giá cao nhờ thân gỗ chắc chắn và thường được dùng để xuất khẩu hoặc làm đồ nội thất cao cấp. Tuy nhiên khi khai thác gỗ sơn huyết cần phải cẩn thận vì nhựa gỗ sơn huyết có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.
33. Gỗ Sưa
 Là một trong các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a, gỗ sưa là một loại cây có nguồn gốc ở tỉnh Bắc Ninh và có giá trị rất cao. Gỗ sưa có khả năng chống chọi với thời tiết và có thể thích nghi với mọi loại đất. Có 2 loại gỗ sưa là gỗ đỏ và trắng. Gỗ trắng thường không có mùi khi đốt lên trong khi gỗ đỏ có một mùi hương giống với trầm khi đốt. Ngoài ra gỗ sưa đỏ cũng được ưa chuộng và yêu thích hơn do gỗ có màu đỏ ruby rất đẹp.
34. Gỗ Thông ré
 Cây thông ré hay còn gọi là thông lá dẹt là loại cây có tán hình vòm rộng bao gồm nhiều nhánh lớn, nó có thể cao 35 – 55 mét. Gỗ thông ré ngày nay rất khan hiếm và hiện đang được nằm trong danh sách cấm khai thác trái phép.
35. Gỗ Thông tre
 Gỗ thông tre cũng khá giống với thông ré là loại cây tán hình vòm rộng thường có chiều cao thấp hơn từ 5 – 30m. Thân gỗ hình trụ thẳng, rất ít phân nhánh. Đây là loại cây mang lại gỗ có giá trị, chất lượng cao, vì vậy nó thường được khai thác từ tự nhiên và được xuất khẩu. Cây Thông tre cũng thường được trồng làm cây cảnh, đặc biệt có giá trị nhờ hình dáng đẹp
36. Gỗ Trai
 Gỗ Trai là một loại gỗ quý Việt Nam vùng Nam Bộ có độ bền rất cao, có thể bền đến tận 100 năm mà không hề bị mối mmọt làm hư hại. Nhiều người hay sử dụng gỗ trai để làm ván gỗ nhờ độ bền cao và không bị biến đổi hình dạng sau nhiều năm sử dụng.
37. Gỗ Trắc Nam bộ
 Gỗ trắc Nam Bộ là một loại gỗ màu nâu đỏ trung bình đến nâu sẫm với các vệt màu nâu sẫm đến đen trong suốt. Vỏ gỗ bên ngoài có một màu trắng vàng nhạt. Gỗ Trắc Nam Bộ được biến đến là loại gỗ có độ bền cao, mặc dù hiếm khi được sử dụng trong các đồ nội thất.
38. Gỗ Trắc đen
 Trắc đen là một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới, được khai thác từ thời thuộc địa cho đồ nội thất và nhạc cụ chất lượng cao, đặc biệt là đàn piano. Gỗ trắc đen có thể thay đổi màu sắc từ màu sô cô la đậm đến màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ nhạt hơn
39. Gỗ Trắc căm bốt
 Là một loài cây họ cây Trắc và thường được tìm thấy ở Campuchia và Việt Nam. Gỗ Trắc căm bốt nằm trong danh sách gỗ quý hiểm 1a và hiện đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Đặc điểm nhận dạng của loại gỗ này cứng, màu đỏ đen và trở nên đen sẫm khi già.
40. Gỗ Trắc vàng
 Gỗ trắc vàng là một trong các loại gỗ quý hiếm nhất trong nhóm 1a. Cây trắc vàng thường được khai thác từ tự nhiên để lấy gỗ, nhựa và dầu. Gỗ trắc lan được cho là loại gỗ có chất lượng rất tốt tuy nhiên gỗ trắc vàng hiện nay rất hiếm, rất khó để có thể mua được gỗ trắc vàng.
41. Gỗ Trầm hương
 Gỗ trầm hương là một trong các loại gỗ quý nhất thế giới có màu sắc nâu đỏ rất đẹp và hương thơm đặc biệt thường được sử dụng để làm trầm hoặc dầu thơm.
 Gỗ trầm hương được cho là loại gỗ đắt nhất thế giới. Trầm hương đã được sử dụng để làm nhang chất lượng cao từ nhiều thế kỷ. Người Việt Nam thường mô tả mùi hương của trầm hương là một mùi thơm ngọt ngào, sâu sắc nhưng dễ chịu và thường sử dụng nó trong các lễ kỷ niệm tôn giáo và lễ hội. Trầm hương cũng là một loại hương liệu phổ biến trong y dược truyền thống, có từ thời trung cổ và các bác sĩ Đông Y vẫn thường kê đơn cho bệnh cảm lạnh và bệnh nan y.
 Trên đây là tất cả những loại gỗ trong danh sách gỗ quý hiếm nhóm 1a mà mình tổng hợp được. Hi vọng bài viết này sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn về những loại gỗ quý của Việt Nam !
 Nguồn: https://khbvptr.vn/go-quy-hiem-nhom-1a/
 Tag: gì nào nhẫn vòng xếp hạng nhị khúc bài tập đọc thanh niên ăn trộm hành hạ