Giải thích câu việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng

 VIỆC NHÀ THÌ NHÁC ! VIỆC CHÚ BÁC THÌ SIÊNG

 Ông bà ta vẫn thường dùng câu nói “việc nhà thì nhác còn việc chú bác thì siêng” để muốn ám chỉ những người thày lay, những người lo chuyện của người khác còn ngược lại, gia đình mình thì không.

 Câu nói đó dường như có lẽ đúng với ý chỉ của trang Tin Mừng ngày hôm nay. Chúa nói và Chúa nhắc nhở với chúng ta rằng có những người chỉ biết nhìn trời nhìn đất, nhìn người này người kia còn không bao giờ nhìn mình cũng như nhìn những biến cố ngay trong đời của mình. Mà có cái lại, họ soi vào chuyện của người khác thì cực hay, còn chính bản thân họ thì dường như họ không chịu soi.

 Mới đây, có một vị linh mục bị quở trách sau cuộc họp mặt Ban Hành Giáo.

 Chuyện là trong lúc trao đổi, Cha lo thảo luận gợi lên những vấn nạn trong cuộc sống để giải đáp cho Ban Hành Giáo. Chả hiểu sao chuyện ly dị lại được đưa ra xem ra khá gắt gao.

 Linh mục bị quở trách mượn mic và muốn nói rằng mỗi hoàn cảnh ly dị đều khác nhau. Và, tế nhị nhất thì chỉ có linh mục chánh xứ mới biết để tạm gọi là định đoạt về trường hợp của từng trường hợp. Hẳn nhiên Ban Hành Giáo phải quan tâm để báo cha xứ để cha xứ gỡ rối hoặc hợp thức hóa hôn nhân nếu có thể. Điều mà một số người hiểu sai là nếu Cha nói “không quan tâm chuyện người khác, lo quan tâm chuyện của mình đi”thì con về nghỉ Ban Hành Giáo.

 Nếu nghĩ tới đó thì sẽ không hiểu được tâm tình của kinh mục kia. Vấn đề linh mục kia muốn nói đó chính là nhẹ nhàng trong cách hành xử. Chả ai muốn mình phải rơi vào cảnh ngộ của ly dị cả. Và rồi trong từng cảnh ngộ, cha xứ sẽ có cách giải quyết cho từng nố.

 Điều mà linh mục kia muốn gợi đến cho cộng đoàn nhưng một số người đã hiểu sai ý. Ý của linh mục đó là đôi khi mình cứ chăm chăm chú chú vào chuyện của người khác còn chuyện chính bản thân của mình thì mình không bao giờ cân đo đong đếm.

 Đã hơn một lần, có người hỏi : “Cha ơi ! sau Cha kia bị treo chén …” rồi thêm nữa “Cha ơi ! Sao nhỏ đó đi lễ vẫn được rước Lễ dù nó ly dị …” ….

 Nghe những câu hỏi đó, đơn giản, tôi nói nhỏ nhẹ : “Chị ơi ! Chuyện của Cha đó thì chỉ có Cha đó và Đấng bản quyền biết. Quan tâm làm gì ? Chả ảnh hưởng gì đến ơn cứu độ của chị cả”

 “Chị ơi ! Nhỏ đó được rước lễ hay không là do minh xử của Cha xứ, mình không có quyền xét đoán …”

 Điều đáng nói ở đây là nhân thân người hỏi cũng như gia đình của người hỏi đều có vấn đề. Chị em họ của người hỏi những câu đó có gia đình nhưng không đến nhà thờ để làm Bí Tích …

 Thật ra, chuyện này không phải là ít mà là rất nhiều. Nhiều người chỉ lo vào chuyện của người khác mà không bao giờ lo đến chuyện của mình.

 Những chuyện xảy ra quanh đời ta, ta hãy xem nó như là tin tức và thời sự. Xem cho xong, xem cho biết. Chuyện quan trọng là mình hãy nhìn những biến cố ngay trong chính gia đình của mình, ngay với bản thân mình và nhất là mình hãy chăm lo đến ơn cứu độ của mình chứ đừng lo đến ơn cứu độ của người khác.

 Nên nhớ ngày phán xét, Thiên Chúa sẽ không xét hỏi người khác qua ta hay xét ta qua người khác mà Thiên Chúa hỏi ngay chính bản thân của mỗi người chúng ta và chúng ta phải trả lời với Chúa về cung cách sống của chúng ta.

 Bản thân mỗi người chúng ta, ai ai cũng có hoàn cảnh riêng biệt và những biến cố trong đời của mỗi người. Chính vì thế, ta hãy nhìn Chúa muốn nói gì với ta qua những biến cố đặc biệt đó.

 Sáng nay, nói chuyện với một linh mục đàn anh, linh mục ấy cũng chỉ nhắc nhở con rằng luôn luôn có bàn tay của Thiên Chúa và ơn Chúa ở trong đời mình. Và con, con cũng xác tín với Cha anh điều đó.

 Trong mỗi biến cố vui buồn của cuộc sống, ta luôn cần bình lặng và tĩnh lặng trong tâm hồn để như Chúa muốn nói gì với bản thân mình.

 Một chút tình riêng, với hoàn cảnh hiện tại : con sống nhờ thuốc và với thuốc. Nếu không có thì sức khỏe của mình sẽ mệt mỏi.

 Con có chọc anh hàng xóm : “Ông mua cho tui cái máy bơm để gắn vô người cho máu lên não để tránh chóng mặt”. Anh ta chọc : “Máy phát điện nhà thờ mới sửa, chạy cũng ngon lắm !”

 Thật thế, qua chuyện đơn giản nhất là bệnh tật, con vui vẻ đón nhận và không hề oán trách Chúa bất cứ điều gì. Qua bệnh tật, Chúa cho mình được cái ơn khiêm tốn để mình nhìn ra cuộc đời của mình nó rất ngắn và rất vắn để rồi mình hãy sống trọn vẹn nhất từng ngày mà Chúa đã trao gửi.

 Như nhiều lần con chia sẻ về cái chết, về sự ra đi của người thân và của chính mình. Qua đó mình nhìn lại những biến cố đời mình để xác tín rằng Chúa đến với đời mình bất chợt như kẻ trộm.

 Và, với trang Tin Mừng hôm nay, ta bớt lăn tăn những chuyện chả có ảnh hưởng gì đến đời ta và ta chỉ còn một chuyện là hãy ngồi dưới chân Chúa để nghe Chúa như Maria. Ta hãy xin Chúa cho ta bớt lăn tăn, bớt náo động như Macta mà hãy chỉ tìm một chuyện cần thôi mà Maria đã tìm và đã sống.

 Có khi nghe chuyện này chuyện kia của Giáo Hội, có người nói vị này thế này thế kia, có người nói nay vị này đổi chỗ vị kia … con trả lời thẳng rằng đó chỉ là nghe cho vui tai thôi và như thời sự. Dù có ai lên làm lớn đi chăng nữa và dù vị này đổi vị kia đi chăng nữa thì cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến ơn cứu độ của ta. Chuyện cần là ta quan tâm đến ơn cứu độ của ta và xin cho ta đừng ngờ nghệch và nhất là đừng giả hình nữa.

 Mỗi lần đụng chạm đến từ “giả hình” trong các trang Tin Mừng mà phải công bố, con đọc xong cảm thấy thèn thẹn với lòng mình. Có khi nào đó mình giả hình không ta ? Có khi nào đó mình đang cố tỏ ra thánh thiện trong khi mình không thánh thiện không ta ? Có khi nào đó mình đánh bóng mình quá nhiều không ta ?

 Và, lòng nhủ lòng, ta lại xin Chúa cho ta nhìn thấy con người thật của mình để ta cân chỉnh con người của ta để ngày mỗi ngày ta sống thật với Chúa và với anh chị em. Xin Chúa cho ta sống sao đó để Chúa đừng mắng ta là đồ giả hình và đồ cái thứ “việc nhà thì nhác mà việc chú bác thì siêng”

 Nguồn: https://giaophanvinhlong.net/viec-nha-thi-nhac-ma-viec-chu-bac-thi-sieng.html

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: gương phụ nữ giỏi nước đảm mẫu cv bảng checklist lợi ích english tấm khách sạn tóm tắt thành hướng dẫn khen thưởng phong trào thi đua tờ trình tài liệu chứng thầu kê khai toán thuế tử cáo violet