Gỗ tự nhiên là gì – Các loại gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là gì

 Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khu rừng tự nhiên hay từ rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc. Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác. Các đồ nội thất nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp. Vì vậy gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa thích, ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất. Tuy nhiên, giá thành gỗ tự nhiên so với gỗ công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều.

 Nét đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, chính là những hình thù độc đáo của vân gỗ, cùng những màu sắc khác nhau. Chính bởi sự khác biệt về các loại dinh dưỡng và khoáng chất có trong đất, mà gỗ tự nhiên sinh trưởng khác nhau trong mỗi khu vực địa lý khác nhau. Thậm chí trong cùng một khu vực sinh trưởng, vẫn có sự khác biệt về màu sắc và từng thớ gỗ. Chính điều này, các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp rất riêng biệt; trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm tạo thành.

Ưu điểm gỗ tự nhiên

  • Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên rất cứng cáp và chắc chắn.
  • Đa dạng về màu sắc và vân gỗ.
  • Gỗ tự nhiên có thể chế tác được nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau mà gỗ công nghiệp không thể làm được.
  • Sản phẩm có độ bền rất cao do không bị ăn mòn, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
  • Gỗ tự nhiên rất dẻo dai và liên kết chắc chắn. Nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.
  • Gỗ tự nhiên có độ bên cao khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các sản phẩm được chế tác từ gỗ tự nhiên không thấm nước, không bị giãn nỡ, cong vênh hay biến dạng khi tiếp xúc trực tiếp với nước, tất nhiên phải được chế tác, tẩm sấy kỹ lưỡng.

Nhược điểm gỗ tự nhiên

  • Hiện nay, gỗ tự nhiên chất lượng tốt có giá khá cao. Đồ nội thất gỗ tự nhiên đa phần được làm thủ công; không sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp; nên sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên có giá thành khá cao.
  • Gỗ tự nhiên hiện nay hầu hết không thể tránh khỏi tình trạng cong vênh sau một thời gian sử dụng. Những vết cong vênh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nứt nẻ, co ngót ở đồ gỗ nội thất. Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Đặc biệt khi sản xuất, những người thợ cần chế tác đúng kỹ thuật.

Các loại gỗ tự nhiên hay dùng trong thiết kế nội thất

Gỗ xoan đào

 gỗ xoan đào

 Gỗ xoan đào

 Hiện nay, gỗ Xoan Đào chủ yếu được nhập khẩu từ Lào hay Campuchia. Loại gỗ này được lấy trực tiếp từ cây Xoan Đào là một loại cây rừng mọc hoang, khi mới xẻ gỗ thường có màu hồng sẫm. Gỗ xoan đào khá cứng, thớ gỗ mịn, vân đẹp. Cùng với đó là khả năng chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực của loại gỗ này cũng là rất tốt. Chính vì vậy gỗ xoan đào khá được ưa chuộng trên thị trường nội thất hiện nay.

Gỗ óc chó tự nhiên

 Gỗ óc chó tự nhiên

 Gỗ óc chó có tên khoa học là Juglan Nigra ngoài ra chúng còn được biết đến với nhiều cái tên quốc tế khác như là American Black Walnut, American Walnut, Black Walnut. Loại gỗ tự nhiên này hiện nay được phân bố tập trung ở khu vực Đông Mỹ, Bắc Mỹ, Trung Á và Châu Âu. Với các đặc điểm về đất và thời tiết có sự khác biệt rất lớn với nước ta, nên người tiêu dùng được biết đến loại gỗ tự nhiên này bắt đầu từ năm 2007 và hoàn toàn là thông qua việc nhập khẩu nội thất.

Gỗ sồi Nga

 

 Gỗ sồi nga

 Với đặc trưng là màu sắc sáng, đường vân gỗ đẹp. Gỗ sồi Nga là loại gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài để chế tác đồ gỗ nội thất nhiều nhất hiện nay.

Gỗ sưa

 gỗ sưa

 Gỗ sưa

 Gỗ sưa là loại gỗ có màu vàng, đỏ, vân gỗ đẹp cùng mùi thơm mát. Chính vì vậy, gỗ sưa là một loại gỗ rất quý có giá trị kinh tế cao. Để nhận biết được đâu là gỗ sưa, bạn chỉ cần dựa vào những đặc điểm sau:

  Màu vàng, đỏ giống bã trầu.

  Gỗ sưa rất cứng nhưng lại dẻo, có mùi thơm mát, khi đốt tàn tro sẽ có màu trắng đục.

  Gỗ sưa có đến 4 mặt vân gỗ.

 Vân nổi lên thành từng lớp đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một thớ màu đen.

Gỗ trắc

 Với ưu điểm là rất bền và không bị cong vênh, mối mọt. Chính vì vậy không có gì lạ khi gỗ trắc thường được dùng để đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp hoặc dùng để tạc tượng khắc tranh.

Gỗ lim

 Là loại gỗ tự nhiên quý hiếm, gỗ lim có đặc điểm rất cứng, chắn và nặng. Màu sắc của gỗ từ màu hơi nâu đến màu nâu thẫm, gỗ có khả năng chịu lực rất tốt.

Gỗ pơ mu

 gỗ pơ mu

 Gỗ pơ mu

 Gỗ pơ mu là loại gỗ quý tại Việt Nam. Với ưu điểm không bị mối mọt, vân gỗ đẹp cùng mùi thơm đặc trưng, gỗ pơ mu thường dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh được cho là rất đẹp vì vân gỗ sáng, lên PU đồng màu và mịn màng. Chất gỗ cũng được cho là không cứng lắm cho nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lặc, quan công, bộ tam đa…Ngoài ra nhờ mùi hương của chúng nên việc trưng các bức điêu khắc từ loại gỗ này rất được ưa chuộng.

Gỗ mun

 gỗ mun

 Gỗ mun

 Gỗ mun là loại gỗ tự nhiên thường được dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh hoặc đóng bàn ghế. Đây là loại gỗ cao cấp được khai thác từ cây mun. Những đồ nội thất được chế tác từ gỗ mun khá được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

 Gỗ mun có đặc điểm nổi bật là khi ướt thì mềm dễ dàng gia công, còn khi khô thì lại rất cứng. Gỗ có độ bền, ít cong vênh, không mối mọt, không nứt chân chim. Loại gỗ này thường rất nặng, có màu đen tuyền hoặc màu sọc đen trắng, thớ gỗ rất mịn và khi dùng lâu sẽ bị bong như sừng.

Gỗ gụ

 gỗ gụ

 Gỗ gụ

 Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý hiếm do có tỉ trọng lớn nên rất nặng. Và loại gỗ này cũng có những đặc điểm riêng dễ nhận biết như:

  Gỗ gụ bình thường có màu vàng khi mới khai thác, già hoặc để lâu thường có màu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.

  Gỗ này rất nặng.

  Có mùi hơi chua.

  Có độ bền cao, ít cong vênh

  Gỗ có vân đẹp, mịn, thớ thẳng, màu vàng trắng. Nếu để lâu màu của gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm rồi màu cánh gián, để lâu năm đen như sừng.

Các nhóm gỗ tự nhiên

 Theo quy định hiện hành tại Việt Nam hiện nay gỗ tự nhiên được chia thành 8 nhóm bao gồm:

 – Nhóm I: Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao.

 Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao.

 Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I, nhưng cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.

 Nhóm IV: Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.

 Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.

 Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng bù lại rất dễ chế biến.

 Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt

 Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao.

Gỗ tự nhiên chịu nước tốt

 Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gỗ tự nhiên được ứng dụng vào trong các thiết kế nội thất, tuy nhiên loại gỗ có khả năng chịu nước tốt, được ứng dụng nhiều nhất thì phải kể đến: gỗ xoan đào, gỗ óc chó, gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ.

Các loại gỗ chịu nước tốt: xoan đào, sồi Nga, óc chó

 Ngoài khả năng chịu nước tốt, những loại gỗ này còn có những ưu điểm nổi bật khác như:

 Khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt, có khả năng chịu được các lực vật lý từ bên ngoài.

 Độ chắc chắn cao, khả năng bám keo và ốc vít cực tốt giúp tạo nên những sản phẩm nội thất có nhiều kiểu dáng khác nhau, đa dạng về phong cách.

 Những loại gỗ này có vẻ đẹp thẩm mỹ cao, với màu sắc đặc trưng cùng các đường vân độc đáo, khác biệt làm nên một không gian sang trọng và ấm cúng.

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên

 Một số nhận biết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn đồ gỗ chính xác.

 1. Gỗ Gụ

 – Là loại gỗ quý, bền, dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Gỗ hay được dùng để đóng hàng mộc.

 – Gỗ gụ có thớ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm rồi chuyển thành màu cánh gián, lâu năm đen như sừng.

 – Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.

 2. Gỗ Hương

 – Là loại gỗ quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ Hương là rất cứng, rắn, chắc.

 – Gỗ Hương có nhiều tên gọi khác nhau dựa vào tính chất của vùng miền như: hương đá , hương nghệ , hương vàng , hương xoan , hương vườn…

 – Cầm thanh gỗ Hương ta thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

 – Một cách nữa thường dùng để nhận biết gỗ Hương là ngâm vào nước, vì khi ngâm gỗ Hương vào nước thì nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.

 3. Gỗ Mun

 – Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn, có màu đen tuyền hoặc màu đen sọc trắng, khi dùng lâu sẽ bong như sừng.

 – Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh.

 – Khi ướt thì mềm dễ xử lý, gia công, nhưng khi khô thì rất cứng

 – Gỗ rất bền, chắc không bị mối mọt, ít cong vênh, hay nứt chân chim.

 4. Gỗ Sưa

 – Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối (quả có mùi thối), huê mộc vàng, huỳnh đàn. Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là Sưa đỏ, Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm.

 – Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp. Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng, có mùi thơm mát thoảng hương trầm, khi đốt tàn có màu trắng đục.

 – Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt. Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có thớ màu đen.

 – Sắc gỗ màu đỏ giống màu đỏ bã trầu, gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng đỏ.

 5. Gỗ Trắc

 – Thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh.

 – Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Giá trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.

  – Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh.

 – Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.

 6. Gỗ Pơ mu

 – Gỗ Pơ mu có màu vàng, thớ mịn, vân đẹp, gỗ tương đối nhẹ, không cong vênh. Gỗ Pơ mu có mùi thơm đặc trưng.

 – Gỗ Pơ mu là loại gỗ quý, không bị mối mọt, dùng đồ nội thất làm bằng gỗ Pơ mu ở trong nhà có thể chống được các loại côn trùng như muỗi, kiến, gián.

 7. Gỗ Xoan Đào

 – Xoan đào là cây xoan rừng, mọc hoang, gỗ lớn, màu hồng sẫm mới xẻ. Gỗ xoan đào  cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

 – Gỗ xoan đào chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt. Chống được mối mọt, ít bị cong vênh, nứt nẻ.

 8. Gỗ Tần bì

 – Giác gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Nhìn chung vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều.

 – Gỗ Tần bì có khả năng chịu lực tốt và dễ uốn cong.

 9. Gỗ Lim

 – Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt. Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm, có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.

 – Gỗ lim  không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết.

 10. Gỗ Chò Chỉ

 – Gỗ chò chỉ thường có màu vàng nhạt hoặc hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ. Gỗ chò chỉ rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi tốt.

 – Gỗ chò chỉ có giác màu vàng, lõi màu nâu sẫm, nứt dăm dọc (đây là đặc điểm thường thấy ở các loại gỗ chò chỉ)

 Nguồn: https://happynest.vn/chuyen-nha/192/phan-biet-10-loai-go-tu-nhien-dung-trong-do-noi-that

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: map tấm bếp bục phát biểu ốp tường rẻ phòng ngủ bán phào nẹp ghép dày doanh hà mành báo vách ngăn bảng khách trời tìm hiểu đại len dđồ khung ảnh saàn sài gòn xếp hạng kích thước