Khí thải công nghiệp là gì – Các phương pháp xử lý khí nhà máy thải thông dụng

 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần làm cho kinh tế phát triển. Với mục tiêu phát triển công nghiệp trong nước, số lượng các khu công nghiệp được thành lập để thực hiện thu hút các dự án đầu tư công nghiệp đang ngày càng gia tăng.

 Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường. Do khí thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng và hầu như chưa có sự quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền.

Khí thải công nghiệp là gì? 

 Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở dạng hỗn hợp của các khí và bụi đi vào môi trường từ hoạt động của các cơ sở chế biến, sản xuất, nhà máy, dịch vụ công nghiệp

Nguồn phát sinh của khí thải công nghiệp

 Nguồn phát sinh rất đa dạng và thành phần của chúng cũng khác nhau. Ngoài sản xuất năng lượng, các ngành công nghiệp chính chịu trách nhiệm về lượng khí thải phát sinh là công nghiệp hóa dầu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp khoáng sản (khai thác và chế biến) cũng như các hoạt động xử lý chất thải, ngành công nghiệp thực phẩm…

  • Ngành nhiệt điện, theo báo cáo của cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), khí thải từ các nhà máy nhiệt điện đốt than là các loại khí như: CO, CO2, SO2, Nox… Tính riêng các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn than và lượng khí thải tạo ra là khoảng 20.000 tấn SO2; 8.000 tấn NOx, 4 triệu tấn CO2 và 5.000 tấn bụi…
  • Ngành khai thác và chế biến than. Đây là ngành có đặc thù, thải ra môi trường không khí một lượng lớn khí thải chứa bụi TSP, PM10 và một số chất khác như: SO2, CO, CO2
  • Ngành sản xuất thép cũng thải ra môi trường không khí một lượng khí thải khá lớn. Ước tính, sản xuất 1 tấn thép sẽ thải 10.000 m3 khí thải, 100 kg bụi và rất nhiều các chất ô nhiễm như axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim…

 Các quy trình công nghiệp chính tạo ra khí gây ô nhiễm là đốt cháy nhiên liệu như dầu mazut, dầu diesel và khí tự nhiên, than…Và các quy trình sản xuất không liên quan đến đốt cháy nhưng có sự bay hơi các chất gây ô nhiễm không khí.

Các phương pháp xử lý khí nhà máy thải thông dụng

 
Tất cả các loại khí thải độc hại ở tại các đô thị Việt Nam đều đã quá mức tiêu chuẩn cho phép. Chính vì vậy, việc đưa ra các biện pháp xử lý khí thải, tránh ảnh hưởng đến môi trường là vô cùng cấp thiết.
Một số phương pháp xử lý khí thải thông dụng và hiệu quả cao:
Phương pháp hấp thụ: phương pháp này sử dụng các chất hấp thụ như dung môi, nước, các hợp chất để hấp thụ khí thải. Phương pháp này áp dụng đối với các dung môi hữu cơ, không khí chứa hơi a xít.
Các phương pháp xử lý khí thải thông dụng hiện nay
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Phương pháp sử dụng thiết bị tĩnh điện để hút bụi: phương pháp này thường được áp dụng trong các nhà máy sản xuất xi măng, xí nghiệp may mặc,…
Phương pháp sử dụng vật liệu / hóa chất phản ứng: phương pháp xử lý khí thải này sử dụng các loại hóa chất gây phản ứng để tạo ra khí C02 và hơi nước. Nó được áp dụng đối với các nhà máy thải ra dung môi hữu cơ.
Phương pháp đốt: dử dụng hệ thống hút, sau đó cho vào hệ thống bình nén khí để đốt. phương pháp này có thể áp dụng đốt các loại khí dễ cháy như C0, hơi sơn,…
Phương pháp sử dụng chất xúc tác để tạo phản ứng với không khí: phương pháp xử lý khí thải này áp dụng để xử lý khí thải rất có hiệu quả. Hiện nay, các chất xúc tác được sử dụng rộng rãi như nani Ti02, Sắt từ,…
Bên cạnh đó, xử lý khí thải có thể được áp dụng song song nhiều phương pháp cả hóa và lý cùng lúc.

 

 

  

  

  

  

  

 Tag: dinh cố cà mau hình hà nội 1958 bài tập kế trần hưng đạo xây dựng lâm côn đông anh xả kết cấu