Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
 Chính vì vậy thiết kế kiến trúc nhà ở là một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình chuẩn bị để xây dựng ngôi nhà trong tương lại. Một khi công trình hoàn thiện xong, nó sẽ gắn bó với bạn trong thời gian rất dài. Nếu bạn cảm thấy hài lòng và thoải mái trong ngôi nhà mới thì đó là nơi an cư lập nghiệp đích thực của bạn. Và đó cũng chính là mục tiêu của thiết kế nhà Đà Nẵng DANAHOUSE chúng tôi.
 Một đơn vị thiết kế nhà bạn đang tìm chắc chắn phải thấu hiễu những mong muốn cũng như cách sống của bạn để sắp đặt không gian, giải pháp kiến trúc phù hợp nhất để có sự hài hòa của công trình đối với môi trường xung quanh. DANAHOUSE chúng tôi luôn hướng đến sự đam mê trong công việc, mong muốn đưa ra những tác phẩm kiến trúc độc đáo, sáng tạo mang đẳng cấp hiện đại.
 Trong thiết kế kiến trúc nhà ở KTS cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng ngôi nhà. Chú ý đến điều kiện khí hậu, cơ cấu dân cư và các điều kiện khác của địa phương. Yếu tố thẩm mỹ không thể tác rời khỏi một ngôi nhà, nếu như căn nhà đó với đầy đủ công năng, tiện nghi nhưng có sự sắp đặt một cách khoa học thì sẽ thiếu đi sự thẩm mỹ, tính nghệ thuật của ngôi nhà.
 Để tạo nên một không gian kết hợp hài hòa những yếu tố trên dựa trên một số nguyên tắc thiết kế và đem lại được sự hợp lý. Cũng như việc thiết kế kiến trúc hay quy hoạch đô thị luôn đem lại vẻ đẹp cũng như sự hài hòa cho không gian sống. Có thể đó là một không gian vườn nhỏ bên ngoài công trình kiến trúc hay là một không gian sinh thái rộng lớn… với yêu cầu về mỹ quan xung quanh căn nhà của quý khách hàng.
 Xem sách tại: https://tiki.vn/nguyen-ly-thiet-ke-kien-truc-nha-o-p21240315.html
Kiến trúc nhà 300 triệu
 Nhiều gia đình đang có ý định xây nhà 300 triệu 100m2 cho mình, thì mẫu thiết kế nhà đẹp 1 tầng 300 triệu mái bằng ở nông thôn dưới đây sẽ thực sự ấn tượng, đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng cho những gia đình từ 4 thành viên.
 Mẫu nhà thiết kế nhà 1 tầng giá 300 triệu sử dụng tông màu trắng tinh tế, kết hợp hệ thống cửa sổ, cửa ra vào chất liệu kính khiến căn nhà trở nên hiện đại và bắt mắt hơn bao giờ hết.
 Ngoài ra, còn tạo điểm nhấn độc đáo bởi thiết kế hồ nước, tiểu cảnh trước nhà khá ấn tượng. Đây sẽ là một mẫu nhà 300 triệu 2018 đáng sở hữu hiện nay.
 Công năng sử dụng bao gồm: Phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, 2 phòng ngủ, 1 khu nhà vệ sinh chung.
 Mẫu thiết kế nhà 1 tầng 100m2 2 phòng ngủ đẹp ở nông thôn (nguồn: thanglongarc)
 Bản vẽ mặt bằng mẫu thiết kế nhà 1 tầng 100m2 2 phòng ngủ (nguồn: thanglongarc)
Kiến trúc nhà 400 triệu
 Mẫu nhà cấp 4 mái lệch diện tích nhỏ gọn, chi phí kiến trúc khoảng 400 triệu. Nhưng sự kết hợp giữa kiến trúc độc đáo và màu sắc bắt mắt đã tôn lên sự sang trọng, phong cách hiện đại của của công trình.
 (Nguồn: Nhà đẹp)
 Mẫu nhà cấp 4 có mái góc lệch nhỏ hơn mẫu nhà ở trên. Phần mái lớn kết hợp với mái hiên rộng tạo thành 2 tầng mái phong cách hiện đại, độc đáo. Nhà cấp 4 ở quê đơn giản, chi phí kiến trúc khoảng 400 triệu. Vận dụng lam gỗ trang trí mặt tiền ấn tượng, tạo điểm nhấn vừa xua tan cái cảm giác nóng nực, khó chịu ngày hè.
 (Nguồn: Xaydungtrangtrinoithat.com)
 Nếu có diện tích đất vườn thoáng rộng nhưng bạn chỉ muốn sở hữu một căn nhà nhỏ xinh, tiết kiệm chi phí thì đây là một gợi ý tuyệt vời. Nhà cấp 4 có tầng gác mái chi phí kiến trúc 400 triệu, mặt tiền hướng Đông Nam mát về mùa hè. Do đó phần mái hiên không cần đua ra quá xa. Phô bày được kiến trúc mặt tiền đẹp, ấn tượng.
Kiến trúc nhà đẹp 1 tầng
 Biệt thự nhà vườn mang phong cách kiến trúc Châu Âu hiện đang là loại hình nhà ở đang được rất ưa chuộng bởi những ưu điểm giúp tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng. Ngoài ra, những mẫu biệt thự nhà vườn kiểu Châu Âu vừa mang đến một không gian sống đẹp mà lại thoáng đãng, thoải mái, tiện nghi cũng như là gần gũi với thiên nhiên đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn tới các chủ đầu tư. Nhưng để lên được những ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất thì cũng cần phải có những cách xử lý riêng mà chỉ có các kiến trúc sư Kata làm được. Với việc tập trung nghiên cứu về diện tích mặt bằng xây dựng, tâm tư – nguyện vọng – nhu cầu – sở thích của chủ đầu tư để từ đó có thể chọn được hướng nhà phong thủy, lựa chọn các nguyên vật liệu cũng như là lên được không gian sống sơ bộ cho chủ đầu tư. Từ đó mà mẫu biệt thự nhà vườn kiểu Châu Âu luôn đảm bảo được một không gian sống thoáng đãng, tiện nghi mà vừa đảm bảo được trọn vẹn về giá trị thẩm mỹ cho công trình.
 Cả một không gian sống đậm chất Châu Âu đã được tái hiện trong chính căn nhà của gia đình chị Tú Anh. Căn nhà không chỉ toát lên được vẻ đẹp của lối kiến trúc mà nó còn thể hiện được nền văn minh – bề dày lịch sử mà các căn nhà “gốc” luôn muốn thể hiện. Pha trộn với những mẫu nhà “gốc” thì các kiến trúc sư cũng đã điểm xuyết các chi tiết kiến trúc sao cho thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của người Việt Nam ta chứ không hoàn toàn sao y với những mẫu biệt thự nhà vườn kiểu Châu Âu “bản gốc”.
Kiến trúc nhà ở truyền thống việt nam
 Bố cục của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Bố cục nhà hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu bố cục này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục thứ hai của ngôi nhà người Việt thường thấy là: Bố cục hình chữ Môn, tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà bếp), kiểu này thường phải là một gia đình khá giả. Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác (dùng theo chiết tự Hán) nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công …
 Bố cục các gian nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)… và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
 Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn.
 Thường là:
- phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;
- nhà 3 gian;
- nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;
- nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;
- nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái;
 Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ.
Kiến trúc nhà ở nhật bản
 Có thể nói suốt hàng ngàn năm nay, dù là quá trong quá khứ hay thời hiện đại thì phong cách thiết kế nội thất của người Nhật vẫn những dấu ấn không thay đổi. Họ luôn chú trọng sự kết hợp giữa màu sắc hài hòa và hình dáng nội thất đơn giản, tinh tế, tiện nghi. Người Nhật đặc biệt chú trọng tới không gian, sự hòa hợp với tự nhiên, môi trường sống…
1. Màu sắc và tường
 Người Nhật thường có xu hướng sử dụng tông màu tự nhiên, màu trầm hoặc gam màu trung tính (màu đất hoặc nước) để làm nền tảng trong trang trí nội thất, làm cho không gian trở nên trang nhã và ấm cúng hơn.
 Kiến trúc Nhật Bản hiện đại thường chú trọng về hình khối thiết kế và tỉ mỉ trong khâu chọn vật liệu thi công
 Trước đây, những bức tường trong ngôi nhà Nhật thường sử dụng gỗ tự nhiên, treo tranh hoặc dùng giấy dán tường. Vẫn là những gam màu dịu nhẹ quen thuộc như xanh lam, hồng, đỏ, hoa cà…, được làm nổi bật ở vật dụng tạo điểm nhấn và vẻ đẹp mới mẻ.
 Trọng sự đơn giản, tinh tế, kiến trúc Nhật Bản hiện đại không bao giờ để nhiều chi tiết màu mè, hoa văn nhiều trên tường, cũng như không treo quá nhiều phụ kiện trên đó.
2. Cửa sổ
 Trước đây, người Nhật thường sử dụng nhiều loại cửa sổ tròn, sau này xu hướng chuyển sang các cửa sổ vuông, chữ nhật… Đặc biệt, các cửa sổ luôn lớn để dễ dàng đón nắng, gió, làm cho không gian trở nên rộng rãi, thoáng đãng. Rèm cửa của người Nhật cũng thường có màu sắc rất nhã nhặn.
 Phòng nghỉ điển hình theo phong cách nội thất Nhật Bản với những cánh cửa lùa
 Những ô cửa giúp không gian hòa hợp với thiên nhiên
 Kiến trúc Nhật Bản hiện đại thường dùng những ô cửa kính lớn và có hệ thống nan gỗ che phía ngoài
3. Vật liệu
 Trong thiết kế nội thất, người Nhật vốn thường sử dụng gỗ như nguyên liệu “bất diệt”. Tường và trần trong ngôi nhà của người Nhật được làm từ các loại gỗ nhẹ, màu sắc tự nhiên, cho phép ngăn chia bằng các vách trượt.
 Sử dụng những loại vật liệu gần gũi với thiên nhiên như gốm sứ..vv
 Cho tới ngày nay, nội thất phong cách Nhật vẫn ưa chuộng sử dụng các vật dụng như bàn ghế, kệ sách, tủ đồ,… nhỏ gọn, mỏng nhẹ, đủ dùng được chế tác từ vật liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, giúp không gian sống thêm thoải mái, dễ chịu.
 Gỗ với người Nhật là vật liệu phổ biến dùng để xây nhà ở
4. Không gian thiên nhiên
 Trong nhà, người Nhật thường trồng các loại cây bonsai bên cạnh khung cửa sổ thoáng, rộng. Nếu khoảng sân đủ lớn sẽ là sự xuất hiện của không gian xanh với cây cối, hồ nước cho gia chủ một nơi để nghỉ ngơi, an trú sau những giờ làm việc mệt mỏi.
 Nhà ở của người Nhật luôn có một khoảng sân nhỏ để trồng cây xanh hoặc dùng làm tiểu cảnh xanh
 Thiết kế thông tầng nhằm lấy ánh sáng và tạo sự đối lưu không khí, đào thải những khí xấu ra khỏi nhà
 Phòng tắm luôn thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên
 5. Yếu tố Zen
 Nếu bạn là người yêu thích sự yên bình, nhẹ nhàng trong cuộc sống thì đây chắc chắn là phong cách dành riêng cho bạn. Những ngôi nhà theo kiến trúc Zen là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp đương đại cùng giá trị hiện đại, mang tới vẻ đẹp đơn giản mà tinh tế. Không quá cầu kỳ họa tiết, không quá xa hoa và lộng lẫy. Thế nhưng bản thân nó luôn có sức hút tới kỳ lạ.
 Thiết kế những hình khối lớn rộng và sử dụng một loại vật liệu cho từng mảng đấy để tạo sự đơn giản, nhẹ nhàng và thanh tĩnh
 Thiết kế phòng bếp gần gũi với thiên nhiên
 Đây là phong cách tìm về sự cân bằng, thư thái và là không gian sống lý tưởng với bất cứ ai trong nhịp sống hối hả như ngày nay. Sự kết hợp nội thất bên trong và kiến trúc bên ngoài thể hiện nét độc đáo, toát lên vẻ nhẹ nhàng và tinh tế.
 Người Nhật sử dụng đồ đạc rất ngăn nắp chính vì thế thiết kế của họ cũng có xu hướng theo phong cách tối giản, ít cầu kì
 Với những nét độc đáo trong phong cách nội thất khác biệt ấy, người Nhật dù ở bất cứ đâu cũng dễ tạo cho mình một không gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi dễ chịu. Còn bạn đã thực sự biết cách làm tổ ấm của mình trở nên thoải mái nhất
Kiến trúc nhà pháp
 Mẫu nhà ống kiến trúc Pháp này được thiết kế tinh tế, với phần ngoại thất có các hình khối khỏe khoắn, cân xứng tạo điểm nhấn đẹp mắt. Ngoài ra, ngôi nhà còn ấn tượng bởi các đường phào chỉ nhỏ nhắn tinh tế.
 Toàn bộ ngoại và nội thất nhà ống 3 tầng có màu trắng làm màu chủ đạo, thể hiện sự sang trọng, quý phái đúng với tinh thần của kiến trúc Pháp. Ngoài ra, điểm xuyến vào những trụ cột vuông chắc chắn là các bóng đèn trang trí, giúp căn nhà được chiếu sáng vào ban đêm và nổi bật vào ban ngày.
 Hệ thống cửa sổ làm bằng khung nhôm và kính cường lực, tạo sự thông thoáng, mát mẻ mà không bị cảm giác bí bách, ngột ngạt như những ngôi nhà 3 tầng khác.
 Tuy nhà 3 tầng nhưng chỉ có 1 ban công ở tầng 2 rộng lớn với lan can bằng sắt, phun tĩnh điện màu trắng rất khác lạ. Bên cạnh đó, KTS đặt những chậu cảnh nhỏ vừa dùng để trang trí cho ban công lại vừa tạo không khí xanh tươi, trong lành khi gia chủ đứng ngắm cảnh nơi đây.
 Nhìn chung, đây là mẫu nhà 3 tầng kiểu Pháp kết hợp hài hòa giữa những nét thiết kế mới mẻ pha chút hoài cổ, giúp ngôi nhà thêm đặc biệt và thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
 Tag: giáo hàn quốc 20m2 ty vui pdf biểu gì? rẻ cộng tạp chí nhận 60m2 rường huế báo trệt singapore