Nhà lãnh đạo là gì
 Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
 Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
 House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Vai trò của nhà lãnh đạo
Vai trò thủ lĩnh của người lãnh đạo
 Thủ lĩnh là vai trò của người lãnh đạo mà Mindalife muốn đề cập đến đầu tiên. Những tố chất vượt trội của người lãnh đạo được mọi người thừa nhận thông qua khả năng thuyết phục, tính quyết đoán, ý tưởng xuất sắc, khả năng dẫn dắt tập thể, dám chịu trách nhiệm,…
 Vai trò của người lãnh đạo được nhìn nhận thông qua việc định hướng hành động cho tổ chức, doanh nghiệp. Người lãnh đạo nhóm cần có quyết định kịp thời, tâm huyết, khả năng thuyết phục, dành thời gian, huy động được nguồn lực bên trong và bên ngoài.
Định hướng chiến lược
 Định hướng chiến lược là một trong những vai trò của người lãnh đạo. Để tổ chức hay doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì người lãnh đạo cần có chiến lược phù hợp. Dĩ nhiên, chiến lược mà lãnh đạo đề ra phải là tầm nhìn tương lai trong môi trường mục tiêu mà tổ chức, doanh nghiệp hướng tới.
 Thông thường, chiến lược đề ra là dài hạn nhưng do điều kiện xã hội thay đổi liên tục nên trong quá trình thực hiện cần có sự thay đổi cho phù hợp. Dựa trên những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra quyết định nhưng cũng cần đến sự quyết đoán và nhạy bén của người lãnh đạo.
Truyền cảm hứng và tập hợp sức mạnh
 Truyền cảm hứng để tập hợp sức mạnh vì một mục tiêu chung là vai trò của người lãnh đạo. Người lãnh đạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên của mình được quan tâm công bằng và đúng mức. Khích lệ tinh thần kịp thời sẽ tạo động lực to lớn cho cấp dưới để họ có thể vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt công việc.
 Lãnh đạo phải là người thổi hồn và tạo được văn hóa doanh nghiệp, không nhất thiết phải có mặt mọi lúc mọi nơi. Thêm nữa, người lãnh đạo cũng cần định hướng rõ ràng để mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tập thể có sự hài hòa. Khi mục tiêu của cá nhân được hoàn thành sẽ đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu của cả tổ chức hay doanh nghiệp.
 Người lãnh đạo sẽ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Bởi vậy, việc xây dựng hình ảnh người lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong vai trò truyền cảm hứng. Hình ảnh người lãnh đạo thể hiện ở ngoại hình, tư tưởng, thần thái và ý chí quyết tâm. Các yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh người lãnh đạo bao gồm trang phục, cách nói, cách đi đứng, giao tiếp,…
Hỗ trợ nhân viên kịp thời
 Vai trò của người lãnh đạo là hỗ trợ nhân viên đúng lúc đúng chỗ. Hãy xuất hiện kịp thời khi nhân viên của mình gặp khó khăn, cảm thấy chán nản, cần sự hỗ trợ. Người lãnh đạo tốt sẽ biết cách giúp nhân viên của mình tìm ra điểm mấu chốt gây nên khúc mắc. Bởi vì, một hệ thống chỉ có thể vận hành bình thường khi tìm ra giải pháp cho những điểm chặn.
 Người lãnh đạo cần biết đặt mình trong cùng hoàn cảnh với người khác để có thể thấu hiểu, chia sẻ, đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người cùng hành động vì mục tiêu chung. Tất cả những điều đó phải được thể hiện tâm huyết từ nhận thức và hành động của người lãnh đạo.
Vai trò khai tâm
 Vai trò của người lãnh đạo là tạo sự thay đổi theo hướng tích cực. Sự thay đổi bao gồm các yếu tố mới từ tầm nhìn đến phương thức thực hiện. Đó là việc xác định phương hướng hành động cho đến phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để giao trách nhiệm. Người lãnh đạo cần thể hiện vai trò khai tâm và truyền bá cái mới cho nhân viên của mình.
 Vai trò của người lãnh đạo còn thể hiện ở việc hướng nhân viên của mình đến với tri thức mới, giá trị mới. Lãnh đạo cũng cần biết cách thuyết phục nhân viên bằng cơ sở thực tiễn, khoa học và hiệu quả thực tế. Họ có khả năng tập hợp, động viên, thúc đẩy nhân viên của mình hướng đến những cái tốt đẹp hơn.
Tối ưu các quyết định quản lý
 Vai trò của người lãnh đạo trong quản lý chính là việc tối ưu các quyết định, giúp cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Hiện nay, vai trò của người lãnh đạo trong việc quản lý và đưa ra quyết định rất khó khăn bởi sự phức tạp của nền kinh tế thị trường.
Điều hòa các mối quan hệ
 Điều hòa các mối quan hệ trong tổ chức, doanh nghiệp là vai trò lãnh đạo của nhà quản trị. Vai trò này trở nên quan trọng khi người lãnh đạo mong muốn và hướng mọi người hành động vì mục tiêu chung. Hành động chỉ mang về kết quả tốt đẹp khi người lãnh đạo có khả năng quản trị và điều hòa các mối quan hệ.
Sách 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo
 Bạn mơ ước điều gì? bạn thấy mình đang làm gì trong giấc mơ lớn của chính mình? Điều gì đang ngăn cách bạn và ước mơ đó? Câu trả lời chính là nghệ thuật lãnh đạo. Tiến sĩ John Maxwell, tác giả cuốn sách này khẳng định: “mọi thành bại đều do nghệ thuật lãnh đạo, song biết cách lãnh đạo mới chỉ làm nên nửa cuộc chiến. Hiểu nghệ thuật lãnh đạo và thật sự lãnh đạo là hai việc hoàn toàn khác nhau”.
 Chìa khóa biến bạn từ người nắm vững nguyên tắc lãnh đạo thành nhà lãnh đạo đích thực nằm ngay trong tính cách của bạn. Những phẩm chất, tính cách sẽ khơi nguồn, thúc đẩy tài năng lãnh đạo, và tạo dựng thành công cho bạn. Một phần năng lực phát triển mà nhà lãnh đạo có được là nhờ học hỏi các nguyên tắc. Đó là những công cụ rất hiệu quả. Nhưng muốn đạt đến cấp độ lãnh đạo cao nhất, bạn phải dựa vào sức mạnh nội tại – những phẩm chất làm nên con người bạn. Khi nghiên cứu về những nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn sẽ thấy tất cả họ đều sở hữu 21 phẩm chất được đề cập trong cuốn sách này: sứs hút, lòng cản đảm, sự tận tâm, thái độ tich cực, tinh thần trách nhiệm… Nếu bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo theo cách bạn nên làm từ bên trong, bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo theo cách bạn muốn ở bên ngoài. Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn khám phá, sàng lọc và phát huy những tố chất cá nhân cần thiết của một nhà lãnh đạo thực thụ, mẫu người mà tất cả mọi người đều muốn đi theo.
 Mua tại: https://tiki.vn/21-pham-chat-vang-cua-nha-lanh-dao-tai-ban-2018-p3598229.html
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng
 Trong bảng xếp hạng 50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới lần thứ 4 của Fortune, rất nhiều cái tên nổi tiếng như CEO Amazon Jeff Bezos hay chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đứng cạnh những cái tên nhiều người chưa từng nghe qua như tổng thống Litva, Dalia Grybauskaitė. Thậm chí, những vị nguyên thủ quyền lực như tổng thống Nga Vladimir Putin còn không được nhắc đến.
 Lý do là vì Fortune đánh giá vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực của mỗi người. Giám đốc một tổ chức nhỏ có thể đứng trên những “ông trùm” kinh doanh danh tiếng nổi khắp 5 châu nếu xét theo tỷ lệ, người đó lãnh đạo một cách hiệu quả hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn.
 Bảng xếp hạng này cho thấy một lãnh đạo vĩ đại có thể ở bất cứ nơi nào – đứng đầu một tập đoàn khổng lồ, điều hành một trường cao đẳng ở nông thôn, hoặc làm việc trong một văn phòng chật hẹp.
 Mỹ chiếm gần một nửa trong danh sách (24 người). Trong khi đó châu Á có 9, châu Âu 6, châu Phi 7, châu Mỹ 3 và Trung Đông chỉ có duy nhất 1 người. Dưới đây là top 10 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới.
 Đứng đầu danh sách là người giàu nhất thế giới, người duy nhất có tài sản 12 con số USD: Ông chủ của Amazon – Jeff Bezos. Hiện Bezos sở hữu tài sản định giá không tưởng, lên tới 133 tỷ USD.
 Tập đoàn bán lẻ qua mạng của ông vừa mua lại chuỗi siêu thị Whole Foods vào tháng 8/2017, bắt đầu mở cửa hàng truyền thống và ghi nhận tăng trưởng vượt trội ở mảng điện toán đám mây. Amazon hiện có giá trị thị trường khoảng 780 tỷ USD. Cổ phiếu của hãng đã tăng giá 70% trong năm qua.
 Một CEO khác cũng lọt vào nhóm 10 người quyền lực nhất thế giới là Lary Page, CEO công ty mẹ của Google: Tập đoàn Alphabet. Bên cạnh việc vận hành Google, Page còn đầu tư vào một công ty taxi bay tự lái và hiện doanh nghiệp này đang bay thử tại New Zealand.
 Mark Zuckerberg là CEO quyền lực thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, CEO này đã rơi khỏi nhóm 10 người quyền lực nhất thế giới, do bê bối Cambridge Analytica.
 Trong tháng 3 vừa qua, Facebook phải đối mặt với việc rò rỉ thông tin người dùng, dẫn tới nghi án bóp méo kết quả bầu cử. Zuckerberg đã phải điều trần công khai trước Quốc hội Mỹ để cứu giá cổ phiếu xuống dốc nhiều ngày liền. Hiện “sinh viên nổi tiếng thứ hai của Harvard” đang điều hành doanh nghiệp trị giá hơn 500 tỷ USD – Facebook.
 Xếp thứ 4 trong danh sách là Warren Buffet. Nhà đầu tư huyền thoại 87 tuổi đã rời ghế lãnh đạo tại Kraft Heinz nhưng vẫn chưa cho thấy ý định “thoái vị” tại Berkshire Hathaway. Doanh nghiệp này vừa thông báo đã mua lại 75 triệu cổ phiếu của Apple, nâng mức sở hữu tại gã khổng lồ công nghệ lên gần 5%.
 Người quyền lực nhất Phố Wall, Jamie Dimon, là CEO quyền lực thứ 5 thế giới. Ông hiện là CEO của JP Morgan, ngân hàng lớn nhất thế giới với hơn 2.000 tỷ USD tài sản. Dimon cũng mới khẳng định gần đây rằng ông sẽ tiếp tục nắm quyền “khoảng 5 năm nữa”.
 Xếp thứ 6 thế giới và là CEO quyền lực nhất châu Á, chính là Jack Ma, ông chủ của Alibaba, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Cũng như Amazon, Alibaba ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong những lĩnh vực kinh doanh chủ lực. Tỷ phú Jack Ma còn dành thời gian để đóng phim với việc ra mắt bộ phim riêng về võ thuật.
 Đứng thứ 7 là CEO của Walmart, doanh nghiệp đang thuê nhiều lao động nhất thế giới. Doug McMillon hiện quản lý 2,3 triệu nhân viên, gần bằng quân số của Trung Quốc. Hãng cũng đang có kế hoạch chuyển dịch mảng kinh doanh khi mở ít siêu thị hơn và tập trung vào thương mại điện tử cũng như phát triển các công nghệ bán hàng mới tại cửa hàng.
 Tim Cook của Apple là CEO quyền lực thứ 8 trong danh sách. Công ty giá trị nhất thế giới đang kiên nhẫn chinh phục mốc 1.000 tỷ USD vốn hóa. Tim Cook gần đây đã đáp trả những lo ngại về việc doanh số iPhone X tăng chậm bằng báo cáo tài chính ấn tượng.
 CEO quyền lực thứ 9 thế giới là Elon Musk, một trong những nhà cách mạng công nghệ lớn nhất tại thời điểm hiện tại. Trong tháng 2 vừa rồi, SpaceX của Musk đã phóng thành công tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới. Vị CEO này còn đưa một chiếc xe hơi Tesla Roadster cũng do doanh nghiệp của ông sản xuất đi vào quỹ đạo bằng tên lửa trên.
 Đứng thứ 10 trong danh sách 10 CEO quyền lực nhất thế giới của Forbes là Ma Huateng, ông chủ Tencent.
 Ma là người sáng lập nên công ty Internet lớn nhất Trung Quốc. Trong năm 2017, cổ phiếu của hãng đã tăng gần 60% giá trị, chủ yếu là nhờ doanh thu ấn tượng trong mảng kinh doanh mạng xã hội và trò chơi trực tuyến.
Tổng hợp từ nhiều nguồn
 Tag: 360 ba giỏi triều kỹ bí chữ ký việt nam khởi kỳ bị dân bắn đâu? chuyện linh