Những lưu ý trong việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà

 Chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi sự kiên nhẫn và tình yêu thương. Khi đến tuổi xế chiều, những thay đổi về mặt tinh thần, thể chất của người cao tuổi dễ làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe người cao tuổi cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, giúp họ sống vui khỏe bên gia đình, con cháu.

 Người cao tuổi sau khi về hưu thường cảm thấy cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình bởi con cháu bận rộn từ sáng đến tối. Họ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý như cảm thấy cô đơn, hoài cổ, lo âu, hay bi quan, nóng nảy… Trầm cảm, buồn chán càng khiến họ thiếu nghị lực và niềm tin để chống chọi với những vấn đề sức khỏe tuổi già.

 

 Con cháu cần quan tâm đến các biểu hiện tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi trong gia đình để giúp họ có nghị lực vượt qua những vấn đề tuổi già

 Khi đến tuổi xế chiều, họ thường dễ dàng mắc các bệnh như tim mach, cao huyết áp hoặc tiểu đường, suy dinh dưỡng,…. Bên cạnh đó, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của người cao tuổi cũng rất hạn chế, do đó dễ dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

 Hãy trả lời 8 câu hỏi sau và triển khai hành động hợp lý để giúp người cao tuổi trong gia đình có một cuộc sống chất lượng và vui vẽ hạnh phúc.

  1. Bố mẹ – ông bà, người cao tuổi trong gia đình bạn, có thể tự chăm sóc bản thân? Ví dụ như tắm rữa, ăn uống, vệ sinh răng miệng… Các điểm này báo bạn biết tình trạng tự chăm sóc của người cao tuổi và trên cơ sở đó bạn lên kế hoạch hành động hỗ trợ tốt nhất.
  2. Họ có bị giảm hay mất trí nhớ không? Hãy kiểm tra bằng vài câu hỏi như “sáng nay ăn sáng với món gì? Ngày hôm qua uống mấy ly sữa” …hay chú ý vài câu chuyện, sự kiện mà người cao tuổi hay nói đi nói lại nhiều lần?… điều này giúp bạn nhận định tình trạng trí nhớ của người cao tuổi và có thể cung cấp thông tin hữu ich cho bác sĩ khi cần đến trợ giúp y khoa.
  3. Họ thật sự an toàn khi ở nhà một mình? Kiểm tra lối đi, cầu thang, ngạch cửa, thềm ba; dụng cụ sắc nhọn, dễ cháy nỗ và cả tủ thuốc gia đình… Phải bảo đảm rằng chúng an toàn cho người cao tuổi.
  4. Họ có thật sự an toàn khi đi đường? Kiểm tra thị lực, thính lực và khả năng vận động khéo léo lẫn vận động bình thường, Phải chắc rằng các khả năng trên tốt đủ để tham gia giao thông ngay cả khi đi bộ trên đường.
  5. Họ có bị sụt cân? Sụt cân mà không có kế hoạch, ngoài ý muốn. Có khả năng là xuất hiện bất thường về bệnh lý ở ngươi cao tuổi. Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cần chú ý sau:
  • Món ăn không hợp khẩu vị (không ngon miệng do vị giác khứu giác bị lão hóa…) dẫn đến việc ăn uống khó khăn và tiêu hoá kém, cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Dinh dưỡng không hợp lý bao gồm:
  • Thiếu về lượng (bỏ bữa, quên bữa) giảm về thành phần các dưỡng chất (không đủ nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, béo, vitamin – khoáng chất, chất xơ và nước…) đồng thời phải đa dạng hóa món ăn hàng ngày. Đối với chất béo, nên chọn các chất béo có nguồn gốc từ thực vật (plant sterols) giúp giảm cholesterol và hỗ trợ giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi.)
  • Uống không đủ nước. Cần thường xuyên nhắc người cao tuổi uống nước, không đợi đến khi cảm thấy khát mới uống.
  • Bổ sung thiếu chất xơ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Phân bố các bữa ăn không đúng về tần suất và thời điểm ăn uống (ăn không đúng giờ, không đủ lượng mỗi bữa, ăn quá muộn hay quá sớm theo thói quen hay trước khi ngủ… )
  • Biểu hiện của các bệnh lý như Đái tháo đường, ung thư…Bạn cần phải đưa người cao tuổi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
  1. Trạng thái tinh thần họ có tốt không? Quan sát hành vi và tâm trạng hàng ngày của người cao tuổi. Họ vẫn còn chăm chút thú vui tuổi già như trồng kiểng, nuôi cá, chăm sóc con cháu, dạo quanh vườn, giúp đỡ hàng xóm…hay buồn bả, ít tiếp xúc?
  2. Họ còn quan tâm và hồ hởi với các hoạt động xã hội không? Có quan tâm, lên kế hoạch thăm bạn bè gần xa, hàng xóm; tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ, hoạt động ngoài trời, công viên…? Nếu các hoạt động nay vắng dần hay thậm chí mất hẳn thì là trực trạng không tốt! Bạn cần hỗ trợ, chia sẻ và có giải pháp khắc phục. Nếu không, việc chuyển sang bệnh lý là khó tránh khỏi đặc biệt là trầm cảm người già!
  3. Khả năng đi lại và vận động nhẹ quanh nhà hay trong sân vườn còn tốt không? Quan sát thật kỹ các khả năng này và phải đưa người cao tuổi đi khám chuyên khoa Cơ –Xương – Khớp – Thần kinh kịp thời nếu nhận thấy có vấn đề.

 Con cháu trong nhà cũng nên tập thói quen uống sữa cho người cao tuổi để giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, giúp xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai. Mỗi ngày, người cao tuổi nên uống 02 ly sữa, đặc biệt trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng nên uống 1 ly sữa ấm để có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

 Bên cạnh đó, khuyến khích người cao tuổi vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, các môn thể thao vừa sức giúp tăng sức đề kháng và cải thiện tâm trạng cũng như ngăn ngừa các căn bệnh tuổi già.

 

 Cùng tập thể dục với người lớn tuổi giúp cải thiện thể chất và tinh thần của họ rất nhiều

 Bs. Nguyễn Vũ Linh

 Bác sỹ Đa Khoa

 Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk

 Nguồn: https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-nguoi-lon-vinamilk/en/thong-tin-suc-khoe-benh/nhung-luu-y-trong-viec-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-tai-nha-2/

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tại dịch vụ nhân viên chaăm cách trẻ non bé tế sơ cưng dâu tây em chảy lan điệp sen đá bầu xe hơi