Quy định cấp công trình nhà ở

 1) Quy định cấp nhà, lọai nhà…

 – THEO PHỤ LỤC 1 NGHỊ ĐỊNH 209/2004/NĐ-CP Về quản lý chất lượng công trình xây dựng (đã hết hiệu lực)

  

 Mã số

  

 Loại công trình

CẤP CÔNG TRÌNH
Cấp 

 đặc biệt

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
I CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
I-1 Nhà ở  

 a) Nhà chung cư

  

Chiều cao 

 ≥30 tầng

  

 hoặc

  

 tổng diện tích sàn (TDTS)

 ≥ 15.000m2

Chiều cao 

 20- 29 tầng

  

 hoặc

  

 TDTS

 10.000 –

 <15.000 m2

Chiều cao 

 9 – 19 tầng

  

 hoặc

  

 TDTS

 5.000 –

 <10.000 m2

Chiều cao 

 4 – 8 tầng

  

 hoặc

  

 TDTS

 1.000 –

 <5.000 m2

Chiều cao 

 ≤ 3 tầng

  

 hoặc

  

 TDTS <1.000 m2

  

  

  • Theo các nghị định 46/2015/NĐ-CP thay thế   15/2013/NĐ-CP thay thế 49/2008/NĐ-CP SĐBS 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng:

 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đang có hiệu lực từ 01/07/2015 không còn quy định chi tiết các cấp nhà như phụ lục nghị định 209/2004/NĐ-CP

 – Theo đó thông tư 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng hướng dẫn áp dụng quản lý đầu tư xây dựng quy định chi tiết khá phức tạp khó nhớ, khó hiểu…

 PHỤ LỤC 1

 PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ CÔNG SUẤT HOẶC TẦM QUAN TRỌNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s
 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

 Bng 1.1 Phân cấp công trình dân dụng

 T.T

 Loại công trình

 Tiêu chí phân cấp

 Cấp công trình

 Đặc biệt

 I

 II

 III

 IV

 1.1.1

Công trình giáo dục
1.1.1.1Nhà trẻ, trường mẫu giáo

 Tổng số trẻ toàn trường

  

  

 ≥ 100

 < 100

  

1.1.1.2Trường tiểu học

 Tổng số học sinh toàn trường

  

  

 ≥ 700

 < 700

  

1.1.1.3Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

 Tổng số học sinh toàn trường

  

  

 ≥ 1.350

 < 1.350

  

1.1.1.4Trường đại học, trường cao đẳng; Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

 Tổng số sinh viên toàn trường

  

 > 8.000

 5.000 ÷ 8.000

 < 5.000

  

 1.1.2

Công trình y tế
1.1.2.1Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương (Bệnh viện trung ương không thấp hơn cấp I)

 Tổng số giường bệnh lưu trú

 > 1.000

 500 ÷ 1.000

 250 ÷ < 500

 < 250

  

1.1.2.2. Trung tâm thí nghiệm an toàn sinh học (Cấp độ an toàn sinh học xác định theo quy định của ngành y tế)

 Cấp độ an toàn sinh học (ATSH)

  

 ATSH cấp độ 4

 ATSH cấp độ 3

 ATSH cấp độ 1 và cấp độ 2

  

 1.1.3

Công trình thể thao

  

1.1.3.1Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài (Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

 Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

 > 40

 > 20 ÷ 40

 5 ÷ 20

 < 5

  

1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao có khán đài (Nhà thđấu thể thao quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

 Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

 > 7,5

 5 ÷ 7,5

 2 ÷ < 5

 < 2

  

1.1.3.3. Sân gôn

 Số lỗ

  

 36

 18

 < 18

  

1.1.3.4Bể bơi, sân thể thao ngoài tri

 Tầm quan trọng

  

  

  

 Đạt chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia

 Hoạt động thể thao phong trào

 1.1.4

Công trình văn hóa

  

1.1.4.1. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác (Trung tâm hội nghị quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

 Tổng sức chứa (nghìn người)

 > 3

 > 1,2 ÷ 3

 > 0,3 ÷ 1,2

 ≤ 0,3

  

1.1.4.2Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày

 Tầm quan trọng

  

 Quốc gia

 Tỉnh, Ngành

 Các trường hợp còn lại

  

 1.1.5

Chợ

 Số Điểm kinh doanh

  

  

  

 > 400

 ≤ 400

 1.1.6

Nhà ga

  

Nhà ga hàng không (Nhà ga chính)

 Lượt hành khách (triệu khách/năm)

 ≥ 10

 < 10

  

  

  

 1.1.7

Trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính tr

  

Trụ sở làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; Trụ sở làm việc của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; Trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội

 Tầm quan trọng

 Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng và các công trình đặc biệt quan trọng khác

 Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy; HĐND, UBND Tỉnh; Bộ, Tổng cục và cấp tương đương

 Trụ sở làm việc của Huyện ủy; HĐND, UBND Huyện; Sở và cấp tương đương

 Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND Xã và cấp tương đương

  

 Ghi chú:

 – Công trình dân dụng không có tên nhưng có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.1 thì xác định cấp theo Bảng 1.1;

 – Công trình dân dụng không có tên và không có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.1 thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu (Phụ lục 2);

 – Công trình tôn giáo (Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo về tôn giáo; bia, tháp tượng đài tôn giáo…): cấp công trình được xác định theo loại và quy mô kết cu (Phụ lục 2) nhưng không thp hơn cấp III;

 2) Thủ tục hồ sơ xin cấp phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ: K1Đ95 LXD2014

 a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

 b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

 c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

 d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

 3) Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

 1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:

 a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

 b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

 c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

 d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;

 đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

 e) Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

 g) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

 4) Đăng ký cấp giấy chứng nhận – đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất   –  K4Đ85 Luật đất đai 2013

 – Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

 – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

 – Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình  (hoàn công) quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BXD

 5) Thủ tục hoàn công

 1) Giấy phép xây dựng.

 2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

 3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

 4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

 5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

 6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

 7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

 8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”