Tản mạn về nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng tiếng anh là gì

 Recruiter

Cách gửi cv cho nhà tuyển dụng

 Nội dung cũng chẳng có gì cần phải dài đâu, bạn cứ viết đủ theo format như sau là được:

 Dear Mr./Ms. ABC,

 Một câu nói về vị trí và công ty bạn định ứng tuyển. Một hoặc hai câu nói về lý do tại sao bạn nghĩ rằng mình phù hợp. 

 Best Regards,

 Tên bạn.

 Như vậy là hoàn thành một bức thư tốt rồi.

Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên

 Trang phục và tác phong phù hợp

 Khi đi phỏng vấn tuyển dụng, bạn cần có trang phục và tác phong chuyên nghiệp và phù hợp với bối cảnh của nhà tuyển dụng. Nhìn chung, không cần quá trịnh trọng nhưng trang phục văn phòng tiêu chuẩn như quần âu, áo sơ mi dài tay hoặc váy công sở đối với nữa vẫn là những trang phục phù hợp với mọi hoan cảnh. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu trước về phong cách ăn mặc ở nơi ứng tuyển để có trang phục phù hợp. Chú ý nhìn thẳng, nói đủ to và rõ ràng, trả lời dứt khoát. Thể hiện sự tự tin và thẳng thắn trong giao tiếp. Trang phục và tác phong phù hợp giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu.

 Hồ sơ xin việc chỉn chu, chuyên nghiệp

 Cơ hội gây ấn tượng đầu tiên của bạn thậm chí còn đến từ trước khi bạn đến phỏng vấn: đó là hồ sơ xin việc của bạn. Bộ hồ sơ xin việc được chuẩn bị chu đáo, format chuyên nghiệp, viết lách rõ ràng và mạch lạc là điểm chạm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Nếu có thể, chọn bức ảnh thẻ đẹp và chuyên nghiệp nhất của bạn. Đơn xin việc viết rõ ràng, mạch lạc. Chọn mẫu CV chuyên nghiệp để trình bày kinh nghiệm của mình.

 Hiểu biết về công ty tuyển dụng

 Bạn cần thể hiện sự hiểu biết về công ty. Điều này chứng tỏ bạn thực sự quan tâm đến công ty và công việc mà bạn đang ứng tuyển. Xem trước website của công ty. Nếu bạn biết được sản phẩm của họ (tòa nhà chung cư, showroom thời trang…), hãy đến tận nơi để xem và thậm chí trải nghiệm. Điều đó sẽ giúp bạn có cảm nhận tốt hơn về nhà tuyển dụng và khiến câu chuyện của bạn đúng hướng và tự tin hơn. Điều này cũng thể hiện tính chuyên nghiệp và cầu thị của bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên có tìm hiểu kỹ càng về công ty.

 Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển

 Ngoài hiểu biết về công ty, bạn cần tìm hiểu rõ nhất có thể về vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hiểu rõ mục tiêu của vị trí, chức năng, nhiệm vụ, người quản lý trực tiếp, điều kiện làm việc sẽ giúp bạn kết nối với những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của bạn, từ đó chứng minh sự phù hợp của bạn với công việc – sẽ là ưu thế của bạn so với các ứng viên khác.

 Chứng minh kinh nghiệm phù hợp

 Một trong những nội dung quan trọng của cuộc phỏng vấn tuyển dụng là kinh nghiệm làm việc của bạn và sự phù hợp với vị trí mới. Bạn sẽ có lợi thế lớn nếu bạn đã từng làm những công việc tương tự như công việc bạn đang ứng tuyển. Trình bày những ví dụ hay tình huống cụ thể trong quá khứ bạn đã  từng gặp và có cách xử lý phù hợp và hiệu quả sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, lưu ý không nói quá sâu về thông tin của công ty cũ. Bạn có thể bị cho là thiếu “đạo đức kinh doanh” nếu dễ dàng chia sẽ những thông tin của công ty cũ, mà đáng lẽ bạn cần giữ bí mật.

 Kỹ năng làm việc nhóm tốt

 Nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn nhận những ứng viên có khả năng làm việc nhóm tốt và ảnh hưởng tích cực đến những thành viên trong nhóm. Vì vậy bạn cần thể hiện khả năng và sự sẵn sàng làm việc nhóm của mình. Những kinh nghiệm về tác động tích cực của bạn lên kết quả chung của nhóm sẽ luôn được đánh giá cao.

 Có chí tiến thủ, không ngừng học hỏi

 Cho dù bạn có thể hiện kiến thức và kinh nghiệm làm việc rất tốt thì nhà tuyển dụng vẫn luôn cho rằng bạn sẽ tiếp tục phải học thêm nhiều thứ ở môi trường mới, đặc biệt nếu bạn là sinh viên mới ra trường. Vì thế, bạn cần thể hiện mình là người có chí tiến thủ và không ngừng học hỏi, không ngần ngại nhận thách thức mới. Đây cũng chính là mẫu nhân viên mà mọi doanh nghiệp đều cần.

 Động lực làm việc cao

 Động lực làm việc là điều mà mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn ở ứng viên. Rất nhiều nhà tuyển dụng ngần ngại khi gặp những ứng viên có thể có kiến thức và kinh nghiệm tốt, nhưng không có động lực đủ mạnh, có thể do điều kiện kinh tế gia đình tốt. Điều này đặc biệt đúng với ứng viên ứng tuyển các vị trí kinh doanh. Nếu bạn không có động lực kiếm tiền cho bản thân, thật khó tin là bạn có động lực kiếm tiền cho công ty.

 Thể hiện mong muốn đóng góp và muốn phát triển sự nghiệp tại công ty

 Nhà tuyển dụng thường không muốn nhận những ứng viên chỉ coi công ty như một bến đỗ tạm thời. Họ muốn có những ứng viên muốn gắn bó lâu dài với công ty, muốn coi sự nghiệp tại công ty là một phần quan trọng trong sự nghiệp của họ, coi sự đóng góp của họ cho công ty là mục tiêu phấn đấu. Điều này dễ hiểu vì nếu thời gian làm việc quá ngắn, lợi ích mà ứng viên mang lại cho công ty thậm chí còn ít hơn so với sự đầu tư của công ty cho họ.

Những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi

 Câu 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

 Câu 2: Sở thích của bạn là gì?

 Câu 3: Thành tích bạn đã đạt được trong công việc?

 Câu 4: Kể về một câu chuyện ấn tượng của chính bạn khiến bạn tự hào?

 Câu 5: Ba từ để nói về bản thân bạn?

 Câu 6: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?

 Câu 7: Bạn làm cách nào để giải tỏa áp lực?

 Câu 8: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn ?

 Câu 9: Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?

 Câu 10: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

 Câu 11: Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

 Câu 12: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?

 Câu 13: Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?

 Câu 14: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

 Câu 15: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

 Câu 16: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?

 Câu 17: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

 Câu 18: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?

 Câu 19: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

 Câu 20: Bạn có ngại khi phải làm việc tăng ca không?

 Câu 21: Bạn muốn làm việc độc lập hay theo nhóm?

 Câu 22: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?

 Câu 23: Lí do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên?

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

 1. Anh/chị có thể cho tôi biết thêm một số thông tin về cơ cấu của công ty không?

 2. Từ vị trí của anh/chị ở thời điểm hiện tại, anh/chị dự đoán trong những năm tới công ty sẽ phát triển như thế nào?

 3. Liệu anh/chị có thể đưa ra một con số cụ thể để dự đoán tốc độ phát triển của công ty được không?

 4. Anh/chị có thể cho tôi biết thêm một số thông tin về sản phẩm, dịch vụ hiện tại của công ty được không? Liệu có kế hoạch cho sản phẩm, dịch vụ nào chưa?

 5. Anh/chị đánh giá công ty như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh? Liệu công ty có điểm yếu gì trong các lĩnh vực cạnh tranh này không?

 6. Anh/chị hãy có thể chia sẻ về cung cách quản lý của công ty được không?

 7. Liệu anh/chị có thể có thể cho biết công ty sử dụng phương tiện nào không?

 8. Anh/chị có thể cho biết một số phúc lợi, chế độ đãi ngộ của công ty được không?

 9. Liệu công ty có trả các khoản tiền thưởng thêm ngoài không? Nếu có thì chính sách ban đầu như thế nào?

9 câu hỏi hay về vị trí công việc khác

 1. Anh/chị có thể cung cấp thêm một số thông tin về trách nhiệm chính, liên quan để tôi có cái nhìn chính xác về công việc hay không?

 2. Anh/chị có thể cho biết những đội ngũ của bộ phận này cần có tố chất gì?

 3. Những kỹ năng anh/chị cảm thấy thiếu trong đội ngũ này và đang muốn tìm kiếm một ứng viên mới?

 4. Anh/chị có thể vui lòng cho biết những khả năng thăng tiến của vị trí này không?

 5. Anh/chị có thể cung cấp thêm các chương trình đào tạo bên ngoài cho vị trí công việc này không?

 6. Anh/chị có thể cho tôi biết chế độ đãi ngộ đối với vị trí này là như thế nào không? Nếu có cơ hội được nhận tiền thưởng thì số tiền đó được tính như thế nào?

 7. Nếu như tôi được nhận công việc này thì tôi sẽ làm công việc gì trước tiên?

 8. Liệu có vấn đề gì làm anh/chị do dự khi tuyển tôi vào vị trí này không?

 9. Anh/chị có thể cho tôi biết các bước tiếp theo sau khi kết thúc buổi phỏng vấn này không?

Nhà tuyển dụng không hồi âm – các lý do thường gặp

 Bạn là người không thực sự phù hợp với công việc

 Bạn đã nghĩ bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng để đảm nhận công việc này. Tuy nhiên, có những ứng viên khác lại phù hợp hơn bạn. Sau khi cân nhắc khoảng 2,3 ứng viên họ quyết định không chọn bạn và chọn ứng viên còn lại. Do đó, thay vì gửi email từ chối một cách nhẹ nhàng cho bạn thì nhà tuyển dụng không hồi âm.

 Nhà tuyển dụng đang phỏng vấn để tìm ứng viên phù hợp hơn

 Nhà tuyển dụng hài lòng về cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, họ muốn phỏng vấn thêm nhiều ứng viên khác nữa để mở rộng hơn sự lựa chọn. Với một số nhà tuyển dụng kỹ tính, họ có thể phỏng vấn thêm 10-15 người để tìm ra ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc. Do đó, họ sẽ chưa hồi âm kết quả phỏng vấn cho bạn.

 Vị trí đăng tuyển đang chờ cấp trên xét duyệt

 Đây là điều dễ xảy ra, đặc biệt với vị trí ứng tuyển hoàn toàn mới. Lý do là cấp trên cảm thấy vị trí đó chưa thực sự cần thiết hoặc công ty đang phải cắt giảm ngân sách tuyển dụng vì tình hình hoạt động của phòng đó không như mong muốn. Kết quả là nhà tuyển dụng không hồi âm kết quả buổi phỏng vấn.

 Nhà tuyển dụng bị “nhát gan”

 Đây là lý do nghe có vẻ lạ khi nhà tuyển dụng sẽ là người quyết định bạn có được nhận hay không. Tuy nhiên, đây là điều không hiếm, đặc biệt với những công ty mới được thành lập với đội ngũ quản lý trẻ. Điều này được ví giống như trong mối quan hệ tình cảm. Việc nói lời chia tay người yêu không bao giờ là dễ và mối quan hệ cứ tiếp diễn chỉ vì họ sợ phải đối mặt trực tiếp với đối phương. Thường với những trường hợp này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn có rất nhiều cơ hội việc làm nên nhà tuyển dụng không hồi âm email đến bạn.

Mẫu thư cảm ơn nhà tuyển dụng

 “Kính gửi Anh/Chị…,

 Em là…Cảm ơn Anh/Chị và Quý công ty đã tạo điều kiện cho em tham dự vào buổi phỏng vấn ứng tuyển cho vị trí…

 Buổi phỏng vấn vừa qua là một cơ hội rất quý báu đối với em. Vì em được trực tiếp thể hiện khả năng và nguyện vọng của mình. Đồng thời em cũng được cùng Quý công ty trao đổi thẳng thắn về các điều kiện tuyển dụng. Nhờ vào cuộc phỏng vấn, em đã hiểu rõ hơn về bản thân mình cũng như biết thêm về phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện của Quý công ty.

 Em thật sự hy vọng và mong muốn được làm việc lâu dài cho công ty. Mong rằng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của em sẽ đáp ứng được yêu cầu vị trí ứng tuyển.

 Dù kết quả như thế nào, em cũng xin chân thành cám ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu của mình để phỏng vấn em. Hy vọng sẽ có cơ hội làm việc cùng Anh/Chị trong tương lai.

 Chúc Anh/Chị có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Chúc Quý công ty sẽ đạt được nhiều thành tựu mới.

Người gửi

 (Ký tên)

  

  

  

  

  

 Tag: vietnamwork vietnamworks chinh hạ gục com gọi điện mail đặt bằng deal pdf khéo thương ngược thỏa thuận trung thuyết phản trúng tiki đàm phán nhật lượng careerbuilder bảng thu hút mời