Tìm hiểu về cách tính tải trọng nhà dân

 Tải trọng nhà dân là gì? Đâu là cách tính tải trọng nhà dân nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về chủ đề này và các tiêu chuẩn được đặt ra đối với tải trọng của các công trình nhà ở nhé! 

Tải trọng nhà dân là gì?

Tải trọng công trình

 Tải trọng công trình hay chính xác hơn là tải trọng và tác động là các tác động ảnh hưởng đến công trình, dưới dạng lực và một số tác động khác không phải là tác động lực. Ví dụ như chênh lệch nhiệt độ và biến dạng cưỡng bức.

Tải trọng nhà dân

 Như vậy với khái niệm tải trọng nhà dân phía trên, bạn cũng đã hiểu phần nào về tải trọng nhà dân rồi phải không? Tải trọng nhà dân chính là các tác động bên trong và bên ngoài dưới dạng lực hay các dạng khác lên các công trình nhà dân. Đây đồng thời cũng là thông số không thể thiếu khi thiết kế móng nhà hay bản vẽ toàn bộ công trình nhà dân.

 Các công trình nhà dân bao gồm các công trình nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ. Nhà chung cư bao gồm các công trình nhà chung cư cao tầng, thấp tầng, nhiều tầng, chung cư mini và chung cư hỗn hợp. Nhà riêng lẻ thì bao gồm biệt thự, nhà liền kề hay nhà ở nông thôn truyền thống.

Phân loại tải trọng nhà dân

 Trọng tải được chia làm nhiều loại tương ứng với các nhóm tác động ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Việc phân chia các nhóm như vậy sẽ giúp cho cách tính tải trọng nhà dân được chính xác nhất có thể.

Tĩnh tải (Tải trọng thường xuyên)

 Tĩnh tải là lực đặt tĩnh trong suốt quá trình làm việc của kết cấu. Tức là chúng có tác dụng trong suốt quá trình thi công và sử dụng công trình.

 Tĩnh tải được xem là các ảnh hưởng bên ngoài (áp lực của nước và đất) và từ bản thân bên trong kết cấu công trình. Ví dụ:

  • Các lớp hoàn thiện và trọng lượng của các tầng bê tông cốt thép chính là tĩnh tải tác động lên tầng bê tông cốt thép.
  • Trọng lượng của tầng bê tông cốt thép và hệ thống khuôn đúc sàn là tĩnh tải tác động lên khuôn đúc sàn.

Hoạt tải (Tải trọng tạm thời)

 Hoạt tải là lực gây ra do các tác nhân bên ngoài tác động lên công trình. Trong một thời kỳ nhất định khi thi công hoặc sử dụng công trình. Sau đó hoạt tải sẽ giảm dần thậm chí là mất hẳn. Hoạt tải được chia thành nhiều loại dựa trên thời tồn tại bao gồm:

  • Tải trọng tạm thời dài hạn: vật liệu chứa trọng lượng của thiết bị,…
  • Tải trọng tạm thời ngắn hạn: trọng lượng người, xe máy thi công, áp lực của sóng, tải trọng của gió,….
  • Tải trọng tạm thời đặc biệt: chúng xuất hiện trong những tình huống đặc biệt (động đất, các sự cố khác) khi thi công hay sử dụng công trình.

Tiêu chuẩn các hệ số tính toán tải trọng nhà dân thông dụng

 Để xác định tải trọng nhà dân, người thiết kế và thi công công trình cần tính toán kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Trong đo cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố: Tổ hợp tải trọng và hệ số tính toán tải trọng.

Các tổ hợp tải trọng

 Đây là những tổ hợp tải trọng đặc biệt quan trọng trong tính toán tải trọng nhà dân:

  • Tổ hợp tải trọng chính (cơ bản): bao gồm các tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn và thêm một trọng trong nhóm các tải trọng tạm thời ngắn hạn.
  • Tổ hợp tải trọng phụ (bổ sung): bao gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và 2 hay nhiều trọng trong nhóm các tải trọng tạm thời ngắn hạn.
  • Tổ hợp tải trọng đặc biệt: bao gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và một số tải trọng tạm thời ngắn hạn và tải trọng đặc biệt.
Tổ hợp tải trọng là yếu tố quan trọng để tính toán việc làm móng nhà ở

Những hệ số tính toán tải trọng nhà dân thông dụng

 Hệ số thường dùng khi tính toán nền móng theo trạng thái có giới hạn:

  • Hệ số vượt tải n: Đây là hệ số xác định tính sai khác có thể xảy ra của tải trọng trong suốt quá trình thi công và sử dụng công trình. Tùy theo loại công trình và tính chất tác dụng của tải trọng mà người ta có thể quy định hệ số vượt tải có thể >1 hay < 1.
  • Hệ số đồng nhất K: là khả năng phân tán cường độ của đất ở những vị trí khác nhau trong nền do tính phân tán về các chỉ tiêu cơ học gây nên. K <1 (do đất có tính đồng nhất kém).
  • Hệ số điều kiện làm việc m: Dùng để xác định điều kiện làm việc thực tế của nền đất. Hệ số m có thể >1 hoặc < 1 tùy vào từng điều kiện cụ thể.

Công thức tính toán tải trọng nhà dân

Công thức tính toán chung

 Công thức chung để tính tải trọng xuống móng được xác định từ các tổ hợp tải trọng của tính tải, hoạt tải, gió, động đất.

 Cách tính tải trọng nhà dân theo phương pháp này đòi hỏi sự tính toán phức tạp và rất mất thời gian. Vậy nên trong thực tế khi thi công công trình, các kỹ sư sẽ cần các công thức tính nhanh gọn hơn. Đảm bảo tính chính xác mà vẫn tiết kiệm thời gian. Dưới đây là cách tính nhanh có thể được tham khảo.

Công thức tính nhanh

Công thức tính tải trọng nhanh cho kỹ sư xây dựng

 Tải trọng móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng = Tổng tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải của cột

 Tức là tại trọng công trình trong phạm vi 1m2 sàn bê tông tương đương 1 tấn/m2

 Ví dụ: Một nhà ống 5 tầng, rộng 5m, khoảng cách từ cột đến cột là 5m. Từ đó, ta có kết quả tính

  • Tải trọng móng ở các hàng ở giữa nhà là: (5/2)x5x5=62,5 tấn.
  • Tải trọng móng ở cột góc nhà là: (5/2)x(5/2)x5=31,25 tấn.

Kết luận

 Thông qua bài viết này, mong rằng độc giả đã biết thêm về một đơn vị tính toán mới trong thiết kế và thi công: Tải trọng nhà dân và cách tính tải trọng nhà dân. Trên thực tế, không chỉ có các công trình nhà dân mới phải tính toán tải trọng mà bất cứ công trình nào cũng nên tính toán thật kỹ lưỡng thông số này. Đảm bảo cho công tác thiết kế và thi công công trình thuận lợi. Và giữ cho mọi công trình luôn vững chắc bất kể bị ảnh hưởng bởi tác động nào.

Nguồn: https://quatest2.com.vn/cong-thuc-tinh-tai-trong-nha-dan/

  

  

  

  

  

  

  

 Tag; mẫu bóc tách khối