Tìm hiểu về khảo cổ học

Nhà khảo cổ học là gì

 khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu về những nền văn hóa của loài người qua quá trình phục chế, tìm hiểu tài liệu, phân tích các mẫu vật, khảo sát thực tế, tìm hiểu các tài liệu liên quan trực tiếp đến văn hóa có thể kể đến như kiến trúc tự nhiên, hài cốt, phong cảnh di chỉ được cho là có dấu hiệu của con người trong lịch sử. Mục đích lớn nhất của khảo cổ học chính là đưa ra những thắc mắc muôn đời của chúng ta về nguồn gốc, tiến trình phát triển của con người, sự ra đời của các nền văn minh, bề dày lịch sử của những nền văn minh ấy, đồng thời cho thế hệ sau những nền tảng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế, xã hội đặc biệt là du lịch văn hóa. Những khái niệm đầu tiên khảo cổ học được ra đời dựa trên cách hiểu của những tín đồ của những học giả Hi Lạp say sưa nghiên cứu về những vấn đề xảy ra trong quá khứ.

Bạn hiểu Khảo cổ học là gì
Bạn hiểu khảo cổ học là gì

 Họ cũng chính là những người đầu tiên đặt nền móng cho nền khảo cổ học hiện đại với hàng loạt những công trình nghiên cứu và phát minh quan trọng cũng như lý giải cho căn nguyên ra đời của nền văn minh Hy Lạp – La Mã, nền văn minh lúa nước bên lưu vực sông  Nin, những di chỉ có người vượn cổ…ở khu vực Đông Phi và Đảo Java Indonesia cách đây hàng triệu năm, những thành phố cấm bị dung nham núi lửa chôn vùi vào những năm 79…Tất cả những thành tựu thú vị tưởng chừng bị phủ mở bởi lớp bụi thời gian…đã được phục dựng lại và mở mang trí tuệ nhân loại bởi thủy tổ của ngành khảo cổ học, nhà văn học người Ý – Flavio Biondo, những người công sự và hậu thế của ông. Trở thành ngành học chuyên nghiệp từ thế kỷ XX, cho đến nay, ngành khảo cổ học đã được đào tạo nhiều tại tại các trường Đại học, thậm chí ở những cấp thấp hơn.

 Khảo cổ học hiện nay sử dụng rất nhiều tiến bộ mới nhất của khoa học công nghệ: phần mềm xử lí, máy đo đạc, công nghệ gen, ADN, kĩ thuật 3D… Người làm khảo cổ cần rất nhiều kĩ năng, từ vẽ, sử dụng bản đồ đến chụp ảnh, quay video, xử lí máy tính… Khai quật chỉ là một công đoạn, quan trọng hơn là cách xử lí, đánh giá thông tin thu nhận để cho ra những kết luận giá trị. Bởi vậy người làm khảo cổ cần kiến thức nền rất rộng, cả kiến thức về khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên. Và càng tốt nếu người ấy có cả thiên hướng am hiểu về công nghệ, kĩ thuật.

 Những cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng sinh viên chuyên ngành này là Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Bảo tàng Quốc gia (trước đây là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), các cơ quan quản lí khảo cổ khác là các bảo tàng và ban quản lí di tích địa phương. Ngoài ra, nhiều cơ quan, công ty làm về du lịch cũng rất cần tuyển sinh viên ngành Khảo cổ học. Đặc biệt, từ năm 2001, Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hoá với những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn của nhân lực làm trong ngành Khảo cổ học. Điều này càng mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên chuyên ngành này.

Nhà khảo cổ học tiếng anh là gì

 archaeologist