Các bài thuốc  dân gian chữa nổi mề đay tại nhà

 Các bài thuốc  dân gian chữa nổi mề đay tại nhà

 Bài thuốc từ lá hẹ

 Theo YHCT, lá hẹ có vị chua, mùi hăng, tính ấm giúp giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ có chứa rất nhiều vitamin B cùng các khoáng chất với tác dụng làm lành tổn thương tại da vô cùng hiệu quả.

 Cách sử dụng: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ, sau đó xay nhuyễn cùng chút muối trắng. Lấy bông gạc thấm nước lá hẹ rồi chấm lên vùng bị mề đay. Hàng ngày, người bệnh cũng có thể đun lá hẹ rồi pha nước tắm để vệ sinh da và giảm cảm giác khô ngứa.

 Chữa nổi mề đay bằng lá trầu không

 Lá trầu xưa nay vẫn được đánh giá là “khắc tinh” của các bệnh ngoài da. Theo nghiên cứu, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm như chavicol, phenolm, Betel-phenolm… giúp giảm ngứa, giảm dị ứng vô cùng hiệu quả.

 Cách sử dụng: Rửa sạch lá trầu không rồi đun với 2-3 lít nước. Dùng nước này hòa với nước sạch rồi tắm toàn thân. Khi tắm, bạn lấy bã trầu không xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mẩn ngứa. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng, 10 người đỡ cả 10.

 Bài thuốc nam từ cây kinh giới

 Cũng giống như lá hẹ và trầu không, các thầy thuốc Đông Y đánh giá cao tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong của kinh giới. Để nhận được kết quả tốt nhất, chúng ta có thể kết hợp kinh giới với một số cây thuốc thải độc mát gan khác.

 Cách sử dụng: Chuẩn bị 8g kinh giới, 4g lá bạc hà, 16g liên kiều và kim ngân hoa, 12g cát căn. Đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc với 1,5 lít nước uống. Đun cho đến khi còn ½ thì chắt lấy nước uống trong ngày. Thực hiện đều đặn 1-2 tuần sẽ thấy hiện tượng mẩn ngứa giảm rõ rệt.

 Cây đơn lá đỏ

 Cây đơn lá đỏ được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Với hàm lượng hoạt chất kháng viêm, giảm sưng cực dồi dào như saponin, tanin, anthranoid… cây đơn lá đỏ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân bị mề đay.

 Cách sử dụng: Sao nóng 1 nắm lá đơn đỏ rồi bọc vào một miếng khăn mỏng, chườm trực tiếp lên vị trí bị mề đay. Hơi ấm cùng tinh chất của đơn đỏ sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngay lập tức.

 Bài thuốc chữa nổi mề đay đu đủ nấu giấm

 Ngoài các bài thuốc trên thì người bệnh mề đay cũng có thể sử dụng món ăn dạng bài thuốc như đu đủ nấu giấm. Đây là giải pháp giảm ngứa, đào thải độc tố từ bên trong cực tốt cho những người bị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt.

 Cách sử dụng: Lấy nửa quả đu đủ gần chín, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ nấu với gừng, khi gần cạn lên đổ thêm 100ml giấm và đun cho đến khi cạn hẳn. Mỗi tuần nên ăn món ăn này từ 2-3 lần để nhận được kết quả tốt nhất.

 Một số cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản khác

 ● Tắm baking soda: Pha baking soda với nước ấm và tắm hàng ngày để giảm sưng và ngứa. Bệnh nhân lưu ý không tắm nước quá nóng, nên pha vừa đủ mát để giảm kích ứng vùng da bị mề đay.

 ● Chườm đá: Đơn giản hơn, bạn có thể bọc đá vào một cái khăn mỏng rồi chườm lên vị trí mẩn ngứa khoảng 10 phút. Chườm đá đến đâu, bạn sẽ thấy dễ chịu đến đấy.

 ● Thuốc giảm ngứa: Để cơ thể không kích hoạt phản ứng ngứa histamin, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như calamine, benadryl, fexofenadine…  Lưu ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng quá mức.

 ● Uống trà xanh: Với công dụng thanh nhiệt, giải độc từ bên trong, trà xanh là loại thức uống “tuyệt vời” cho người bị mề đay mẩn ngứa. Cùng với đó, bạn cũng nên bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc một cách tốt nhất.

 Một số lưu ý dành cho bệnh nhân bị nổi mề đay

 ● Tránh các đồ ăn, thức uống dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm nhiều đường hoặc muối, đồ cay nóng, chiên rán…

 ● Nói không với thuốc lá, rượu bia, cocain, hạn chế nước ngọt có ga…

 ● Tránh tiếp xúc với các chất dễ kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, khói bụi…

 ● Không để vùng da bị mề đay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài nên che chắn cẩn thận với gió và nắng.