Nhà máy gỗ mdf nghĩa đàn
 Sáng ngày 19/2, tại Nghĩa Đàn (Nghệ An), Công ty cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến gỗ và ván sợi công nghệ MDF. Tới dự có các đồng chí: Phan Đình Trạc – UV.TƯ Đảng, Phó ban Nội chính trung ương, Bí thư Tỉnh ủy; Hồ Đức Phớc – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
 Với sự tư vấn đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, dự án Nhà máy Chế biến gỗ và ván sợi công nghệ MDF được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Xây dựng nhà máy chế biến gỗ và phát triển rừng bền vững tại Nghệ An” với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, gồm: Nhà máy chế biến gỗ thanh với tổng mức đầu tư 150 triệu USD, công suất 8.800 m3/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong vòng 6 tháng kể từ ngày khởi công; Nhà máy chế biến ván sợi MDF với tổng mức đầu tư 350 triệu USD, công suất 400.000m3/năm, được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: 130.000m3/năm (mức đầu tư 100 triệu USD), dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I năm 2014; giai đoạn 2 là: 270.000m3/năm, hoạt động vào năm 2017.
 Đồng chí Phan Đình Trạc phát biểu
 Đồng chí Hồ Đức Phớc phát biểu
 Các đại biểu dự lễ khởi công
 Nhà máy sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến và sử dụng dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại có xuất xứ 100% từ châu Âu, các sản phẩm gỗ của nhà máy chất lượng cao, có thể cạnh tranh ở các thị trường Mỹ, Nhật và EU. Đơn vị cung cấp thiết bị sản xuất ván sợi MDF là Công ty Diffenbacher của Đức, hiện là công ty số một thế giới về thiết bị chế biến gỗ. Đơn vị thiết kế là Công ty NewCC đến từ Nhật Bản, và đơn vị quản lý dự án là Công ty Bureau Veritas ( Pháp), đều là các công ty có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Với sự đầu tư đồng bộ như vậy, Nhà máy chế biến gỗ và ván sợi công nghệ MDF sẽ là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á.
Nhà máy gỗ mdf quảng trị
 Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị là đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, được thành lập ngày 25/11/ 2005 với ngành nghề sản xuất và xuất khẩu chính là ván MDF các loại như: MDF E2, MDF E1, MDF Carb-P2, HMR MDF, HDF, MDF phủ Melamine…Với công suất 60.000m3/năm và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Đức, Công ty CP gỗ MDF Quảng Trị tự hào là đơn vị đầu tiên xuất khẩu ván MDF sang các thị trường Quốc tế như Ấn Độ, Philippines, Singapore, Trung Đông, Srilanca, pakistan…Sau 10 năm hoạt động thành quả mà toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy MDF VRG Quảng trị đạt được là xây dựng được lòng tin vững chắc từ khách hàng trong nước và quốc tế về chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ hậu mãi. Khi sử dụng ván MDF mang thương hiệu VRG Quảng Trị khách hàng rất yên tâm về các chỉ tiêu chất lượng cũng như các tiêu chí bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Nhà máy chế biến gỗ mdf quảng nam
 Chủ trương của tỉnh nhiều năm nay là “trải thảm đỏ” mời gọi doanh nghiệp lên miền núi đầu tư, giúp người dân tổ chức lại hình thức sản xuất. Song thực tế lại không như kỳ vọng bởi thời điểm này nhà đầu tư vẫn còn dè dặt, số doanh nghiệp thì cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vượt qua rào cản đó, Công ty CP Gỗ công nghiệp Quảng Nam mạnh dạn thuê gần 20ha đất, đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại, xây dựng nhà máy chế biến gỗ MDF tại thôn Nam An Sơn (xã Quế Thọ, Hiệp Đức) với tổng vốn đầu tư tính đến nay hơn 150 tỷ đồng. Nhà máy có diện tích hơn 10ha gồm bãi tập kết nguyên vật liệu, hệ thống nhà xưởng chế biến và bước vào giai đoạn đầu hoạt động với công suất đạt 30%, tương đương mỗi năm sản xuất, chế biến 75.000m3 sản phẩm gỗ các loại.
 Quy trình sản xuất, chế biến gỗ của nhà máy MDF hoàn toàn khép kín, máy móc đều tự động hóa. Công nhân lao động ở các phân xưởng chủ yếu đưa gỗ vào máy móc rồi nhận sản phẩm chuyển đến quy trình chế biến tiếp theo. Công ty có 3 nhà máy sản xuất liên hoàn là ra thành phẩm ván ép, ván ghép thanh và sản xuất ván MDF. Sản phẩm gỗ đa dạng, hiện nay chủ yếu phục vụ cho thị trường trang trí nội thất, gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ trong nước. Ông Phan Văn Thiếp – Giám đốc điều hành Công ty CP Gỗ công nghiệp Quảng Nam cho biết, nhà máy chính thức vận hành từ tháng 5.2017. Sản phẩm gỗ của công ty đa dạng từ vật liệu như ván ép, ván ép phủ phim, ván neneer, ván ghép thanh, ván MDF đến bộ sưu tập các màu sắc từ vân gỗ khác nhau, giúp khách hàng thoải mái lựa chọn và sáng tạo trong những ý tưởng thiết kế đa dạng. “Nguồn nguyên liệu chủ yếu mua từ gỗ rừng trồng trong nhân dân với giá cao hơn thị trường. Thông thường nếu người dân bán gỗ keo cho các nhà máy sản xuất băm gỗ thô chỉ mức 900 nghìn đồng/tấn, thì công ty mua hơn 1,3 triệu đồng/tấn, do gỗ có đường kính to hơn, thời gian trồng đến thu hoạch dài gấp đôi. Sau khi làm phép tính đơn giản, nếu có gỗ lớn để chế biến thì cả doanh nghiệp và người trồng rừng đều được lợi nhiều hơn” – ông Thiếp so sánh cái lợi khi có nguồn gỗ lớn chế biến.
Nhà máy gỗ mdf vrg dongwha
 Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha được thành lập vào năm 2008 dưới hình thức liên doanh giữa một bên là Dongwha International, một công ty Hàn Quốc đi đầu thế giới trong ngành ván gỗ ép, và bên còn lại là Tập đoàn cao su Việt Nam, là một tập đoàn vốn Nhà nước nổi tiếng trong vai trò dẫn đầu ngành công nghiệp trồng và chế biến gỗ cao su tại Việt Nam. Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha đặt tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam với tổng diện tích khu phức hợp nhà máy – văn phòng lên đến 39 ha. Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF này tọa lạc tại xã Minh Hưng, nơi khá gần với trung tâm kinh tế phát triển nhất Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh. Nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là gỗ cao su, gỗ tràm, gỗ điều và gỗ thông được cung cấp từ các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Đắk Nông. Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha hướng tới mục tiêu xuất khẩu cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của loại sản phẩm này tại thị trường nội địa, đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam trong ngành công nghiệp gỗ.
Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu gelstar
 Sau 4 năm hoạt động cầm chừng, từ đầu năm 2014 đến nay, Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty xây dựng tổng hợp Kim Thành Lưu tại khu kinh tế Dung Quất đã hoạt động mạnh mẽ trở lại. Nếu như trước đây, bình quân mỗi tháng xuất khẩu 3 đến 5 container, thì hiện nay nhà máy đã xuất khẩu 20 container sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu gỗ xuất khẩu đạt gần 25 tỷ đồng.
 Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay của nhà máy. Một tín hiệu khả quan nữa là sau khi liên doanh với một công ty ở tỉnh Bình Dương, Công ty xây dựng tổng hợp Kim Thành Lưu đã ký kết với các đối tác nước ngoài với sản lượng lớn, có đơn đặt hàng đến cuối năm 2014.
 Ông Lê Hoàng Long, Phó giám đốc Công ty Xây dựng tổng hợp Kim Thành Lưu, cho biết sau 4 năm khủng hoảng, từ đầu năm nay, công ty cũng đã hợp tác với một số doanh nghiệp tỉnh khác để phối hợp làm ăn.
 Ông Long cho biết hiện công ty đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhờ hợp tác với một công ty ở Bình Dương nên sản xuất hiệu quả và có hướng phát triển. Trong tháng 8 này, công ty xuất khẩu 20 container sang Mỹ.
Nhà máy chế biến gỗ mdf kiên giang
  Ngày 10/6/2016, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu, thành lập công ty.
  Đại hội đã thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) về việc cử người đại diện vốn của Tập đoàn tại Công ty, giới thiệu tham gia ứng cử các chức danh Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS); thông qua kết quả thực hiện dự án, những phương án hoàn thiện sản xuất kinh doanh trong năm 2016 và những năm tiếp theo.