Nhà tù côn đảo địa ngục trần gian

 Côn Đảo nằm ngoài vùng biển thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước đây, thực dân đế quốc đã lấy Côn Đảo làm nơi giam cầm, tra tấn các tù chính trị. Chúng lập nên hệ thống nhà tù, gông cùm, xiềng xích và đủ các đòn tra tấn tàn bạo nhất để hòng dập tắt ngọn lửa đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng. Vì thế nơi đây còn được gọi là “địa ngục trần gian”.

  

 Ngày nay, Côn Đảo là một khu di tích lịch sử cách mạng vượt trên mọi thời đại, là điểm đến không chỉ của người dân Việt Nam mà cả nhiều du khách nước ngoài. Tìm về nơi đây để tìm về cội nguồn, nhớ về truyền thống cách mạng thế hệ cha anh, mãi mãi biết ơn những hy sinh xương máu của một thời dân tộc bị xiềng xích.

  

 Trung tâm cải huấn Trại Phú Hải. Nơi đây, bọn cai ngục dùng các đòn tâm lý để giáo dục, thuyết phục các chiến sĩ của ta quay lưng lại với phong trào cách mạng. Bằng những lời ngon ngọt, mị dân, chúng không mua chuộc được nên quay sang giam cầm, tra tấn tù nhân. Chúa đảo còn lập ra các sân chơi thể thao, giếng để tắm, nhà vệ sinh, bếp ăn, nhà nguyện, bệnh xá… nhưng các tù nhân không được dùng. Tất cả những thứ đó chúng lập ra để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.

  

 Sở làm đá. Khu đập đá khổ sai này nằm ở chân núi chúa. Nơi đây thực dân Pháp dùng để đày ải những người tù lao động khổ sai đập đá tại chỗ bằng cốt mìn và các dụng cụ thủ công để đập thành đá hộc, đá dăm làm đường. Năm 1908, cụ Phan Chu Trinh đã bị phạt lao động khổ sai ở khu đập đá này. Tại đây, cụ đã sáng tác bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nổi tiếng.

  

 Trại có bãi trồng rau. Khi có đoàn giám sát nhân quyền của quốc tế đến, bọn cai ngục dẫn ra bãi rau này nói là các tù nhân được cho đi trồng ra để cải tạo bữa ăn. Đó là một trong số hàng ngàn chiêu thức đối phó với dư luận của bọn cai ngục. Thực tế, đằng sau bãi rau này là một hệ thống nhà giam theo kiểu chuồng cọp với những buồng giam và buồng tra tấn hết sức dã man.

  

 Chuồng cọp Pháp tổng diện tích 5.475m2, gồm có 120 phòng giam, có chắn song sắt bên trên, 60 phòng tắm nắng (không có mái che) là nơi dùng để hành hạ, tra tấn, đàn áp gần 2.000 tù chính trị. Nếu tù nhân nào bị nhốt trong chuồng cọp mà phản kháng thì bị cai ngục ở trên dùng cây sào chọc, tạt nước tra tấn

  

Hầm phân bò, được xây dựng năm 1930, sâu 3m, chứa phân và nước dội, rửa chuồng bò, dùng để tra tấn người tù. Nơi đây, vào đêm 28/6/1862, lớp tù nhân đầu tiên bị thực dân Pháp đày ra Côn đảo đã liên kết với quan lính người Việt khởi nghĩa nổi dậy đập phá công sở, đốt cháy nhà tù Côn đảo. Sau cuộc khởi nghĩa, số nghĩa binh này không tìm được phương tiện về đất liền nên nửa tháng sau, chúa ngục Felix Roussel tổ chức cuộc càn quét khủng bố trên đảo. Cuộc săn lùng, thảm sát kéo dài 13 ngày (13-25/7/1862) đã có hơn 100 người chết và 20 người bị bắt sống. Chúa ngục buộc 20 tù nhân này phải đào một hố to trên đồi cát để vùi lấp các xác chết. Sau đó, chúa ngục cho chôn sống luôn 20 tù nhân tại đây. Nơi đây là nghĩa địa đầu tiên của nhà tù Côn đảo và nay là Di tích bãi sọ người.

  

  

  

  

  

 Tag:  gian tội ác thu đâu nghỉ minh hình ảnh ớt an