Những nhà bác học nổi tiếng của Việt Nam

Nhà bác học là gì

 người học rộng, hiểu biết sâu về một hoặc nhiều ngành khoa học

Những nhà bác học nổi tiếng của việt nam

 Trải qua 4000 nghìn năm lịch sử, đất nước Việt Nam đã sản sinh ra biết bảo nhiều nhân tài.  Họ những người con đất Việt đã đem hết sức mình để công hiến cho nước nhà dân tộc.  Việt Nam đất nước con người – Những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt giới thiệu sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp và những thành tựu nổi bật của những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như đại danh y Tuệ Tĩnh, nhà toán học đầu tiên của nước ta Vũ Hữu và trạng nguyên đa tài Lương Thế Vinh….Để hiểu thêm về họ chúng ta hãy cùng nhau đón đọc cuốn sách Những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt

 

 Mở đầu cuốn sách chúng ta sẽ được làm quen với vị danh y Tuệ Tĩnh Thiền sư người đầu tiên đặt nền móng  y học cho Việt Nam. Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu (theo tên gọi của nhà chùa) là Tuệ Tĩnh. Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa), thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng (gần Kẻ Sặt), phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương – nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thôn này ở cách ga Cao Xá trên đường sắt Hà Nội – Hải Phòng 1,5 km và cách tỉnh lỵ Hải Dương hơn 10 km.

 

 Vì sinh ở làng Nghĩa Phú, phủ Thượng Hồng, nên Tuệ Tĩnh đặt biệt hiệu là Hồng Nghĩa. Vì thế mà sau này ông có tác phẩm “Hồng Nghĩa giác tư y thư”, và cuốn “Nam Dược Thần Hiệu”, là hai tác phẩm quý giá còn để lại cho chúng ta đến hôm nay. Về năm sinh của Tuệ Tĩnh cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Về thanh danh của Tuệ Tĩnh, các tài liệu cũng chưa thống nhất. Tương truyền, Tuệ Tĩnh là một nhà sư thông minh lỗi lạc, thi đậu Ðệ nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp, và lại giỏi thuốc trị bệnh nên bị bắt đi cống cho nhà Minh. Ở Trung Quốc, Tuệ Tĩnh đã chữa cho Tống Vương Phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là “Ðại Y Thiền Sư”. Hiện nay ở các đền thờ ông, có các câu đối ngụ ý về các sự tích đó. Thí dụ ở đền bia làng Văn Thai có câu:

 Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa,

 Thánh sư diệu dược trấn Nam Bang.

 Ðược tạm dịch như sau:

 Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng Trung Quốc

 Chữa bệnh thần diệu tài quán Nam Bang.

 

  Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm “Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt “. Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Ông đã tổng hợp và để lại những bài thuốc kinh nghiệm quý báu cho một số khá nhiều bệnh tật. Ðó là một tài liệu có giá trị lớn cho sự thừa kế và phát huy vốn cũ y dược của nhân dân ta, thật là một cống hiến rất lớn của ông. Và cũng chính do gây dựng được phong trào trồng cây thuốc trong gia đình để tự chữa bệnh, nhờ vậy mà năm 1533, với cây thuốc sẵn có mà dân chúng thoát khỏi bệnh sốt rét hoành hành, hay dịch tả tại Thái Nguyên năm Giáp Tuất (1574). Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triến y học dân tộc. Ngoài ra, trong cuốn sách này bạn đọc còn được biết thêm về các nhà bác học khác lỗi lạc đã góp phần làm rạng ranh non sông gấm vóc Việt.

 

 sách văn hóa xã hội " Những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt "

  

  

  

  

  

  

 Tag:  lê đôn tiểu