Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

TRẢ LỜI: SAI

 Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.

  • Thông tin thêm:

 Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ). Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của một quốc gia. Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không có biển mà các phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm… (kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.

 Vùng nước nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển. Thực tế của các quốc gia có biển cho thấy vùng nước nội thuỷ bao gồm nhiều bộ phận có tính chất và quy chế pháp lý khác nhau, như: Các vịnh thiên nhiên, các cảng biển, các vũng đậu tàu, các vùng nước lịch sử… Trường hợp các quốc gia quần đảo thì vùng nước này là toàn bộ những vùng nước biển nằm trong biên giới quốc gia và được gọi là vùng nước quần đảo.

 Vùng nước lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thuỷ của quốc gia (hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo) được quy định theo UNCLOS 1982. Lãnh hải bao gồm lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải quần đảo.

 Vùng lòng đất là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm Trái Đất.

 Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Trong các tài liệu, văn bản pháp lý quốc tế từ trước tới nay chưa quy định cụ thể và thống nhất về độ cao vùng trời quốc gia. Trong thực tiễn mỗi nước quy định khác nhau. Một số nước lấy độ cao của tầng khí quyển làm giới hạn, một số nước lại lấy độ cao quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh.

 Vùng lãnh thổ đặc biệt là ngoài các vùng lãnh thổ quốc gia đã nêu trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm… hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như ở vùng biển quốc tế, vùng Nam cực, khoảng không vũ trụ… cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh thổ này còn được gọi với tên khác nhau như: Lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay…

 Nguồn: https://thegioiluat.vn/bai-viet/quoc-gia-co-chu-quyen-hoan-toan-va-tuyet-doi-voi-tat-ca-nhung-bo-phan-cau-thanh-lanh-tho-quoc-gia-1094/

  

  

  

  

  

 Tag: nhà sẽ ba nào sau đây?