Tìm hiểu kiến thức về móng nhà

Móng nhà là gì

 Móng nhà là bộ phận dưới cùng của ngôi nhà, có tác dụng chịu lực chính giữa ngôi nhà đỡ ngôi nhà trên nền đất tự nhiên.

Móng nhà tiếng anh là gì

 Raft foundation : Móng bè

Strip footing: Móng dài
Strap footing: Móng băng

 Mat foudation: Móng bè

Các loại móng nhà

  1, Móng cốc (móng đơn) là gì, trong trường hợp nào sử dụng móng cốc – móng đơn:

 Móng cốc (móng đơn) là loại móng có sức chịu tải kém nhất, thường được sử dụng cho những ngôi nhà có chiều cao tầng thấp, từ 1 đến 3 tầng, và nền đất của ngôi nhà là nền đất tốt, đất cứng. Chi phí xây dựng ngôi nhà sử dụng móng cốc (móng đơn) thường thấp hơn các hệ móng khác, tiến độ thi công cũng nhanh hơn các hệ móng khác.

Hệ móng đơn (móng cốc) hay sử dụng trên những ngôi nhà thấp tầng, có nền đất cứng
Hệ móng đơn (móng cốc) hay sử dụng trên những ngôi nhà thấp tầng, có nền đất cứng

 Kích thước móng cốc hay sử dụng: 1,4m x 1,4m , 1,6m x 1,6m, 1,8m x 1,8m.

 Bản vẽ kết cấu móng cốc nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng hay sử dụng:

Mặt bằng móng đơn (móng cốc)
Mặt bằng móng đơn (móng cốc)

 Kết cấu móng cốc thường đan thép 1 lớp phi 10 a150.

Mặt cắt móng đơn (móng cốc)
Mặt cắt móng đơn (móng cốc)

 Chiều sâu chôn móng thường từ 1,3m – 1,5m, tùy vào thực tế công trình và điều kiện cụ thể để lựa chọn chiều sâu chôn móng, quan trọng nhất là móng phải đặt trên nền đất cứng.

Mặt bằng bản vẽ móng cốc nhà cấp 4
Mặt bằng bản vẽ móng cốc nhà cấp 4

 2, Móng băng là gì, trong những trường hợp nào thì nên sử dụng móng băng:

 Móng băng là một dải mặt cắt chạy dọc theo các trục dầm tường, để kết nối các trục cột với nhau. Về chịu lực móng băng tốt hơn móng cốc (móng đơn), nhưng chi phí xây dựng sẽ tốn kém hơn, móng băng được áp dụng cho những ngôi nhà có chiều cao 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, có thể lên đến 4 tầng khi nền đất cứng.

Giai đoạn thi công phần móng băng ngôi nhà 2 tầng 2 mặt tiền ở Quảng Ninh
Giai đoạn thi công phần móng băng ngôi nhà 2 tầng 2 mặt tiền ở Quảng Ninh
Hình ảnh móng băng của một ngôi nhà 2 tầng tại Quảng Ninh
Hình ảnh móng băng của một ngôi nhà 2 tầng tại Quảng Ninh

 Chiều sâu chôn móng thường từ 1,4m – 1,5m, tùy vào thực tế công trình và điều kiện cụ thể để lựa chọn chiều sâu chôn móng, các bạn lưu ý phần móng băng phải kê lên nền đất cứng, khi nền đất là nền đất mượn cần chuyển sang hệ móng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi. Ngoài ra đối với những ngôi nhà có nhà liền kề đã xây bên cạnh, cần tránh đào móng quá sâu sẽ ảnh hưởng đến công trình nhà kế bên.

Mặt bằng thi công móng băng nhà 2 tầng tại Hạ Long Quảng Ninh
Mặt bằng thi công móng băng nhà 2 tầng tại Hạ Long Quảng Ninh
Phần chi tiết móng băng nhà 2 tầng ở Quảng Ninh
Phần chi tiết móng băng nhà 2 tầng ở Quảng Ninh

 Móng băng với nhà 2 tầng và nhà 3 tầng thường có kích thước 0,33m x 0,6m (kích thước phổ biến) ngoài ra tùy vào thực tế từng ngôi nhà mà đơn vị thiết kế thiết kế kích thước móng băng sao cho phù hợp, vừa đảm bảo chịu lực kết cấu, vừa không quá lãng phí cho chủ đầu tư.

 3, Móng cọc ép bê tông là gì, trong trường hợp nào nên sử dụng cọc ép bê tông.

 Móng cọc ép bê tông là hệ móng sử dụng cọc bê tông có tiết diện vuông hoặc tròn ép trực tiếp xuống nền đất, và chống vào nền đất cứng. Sử dụng phương án ép cọc bê tông có ưu điểm biết được sức chịu tải đầu cọc ngay khi ép, nếu ép bằng máy robot thì thi công nhanh hơn cọc khoan nhồi, nhưng phương án ép cọc cần lưu ý đến các ngôi nhà liền kề hai bên, vì phương án ép cọc thường gây ảnh hưởng đến nhà bên cạnh hơn phương án khoan cọc nhồi. Có nhiều trường hợp nhà bên có hiện tượng nghiêng sau quá trình ép cọc. Trước khi ép cọc bê tông, nếu nhà bên cạnh có hệ móng kết cấu yếu như móng gạch hoặc móng đơn, móng cốc cần có phương án xử lý chống nghiêng nhà bên trước khi ép cọc bê tông.

Cọc bê tông tiết diện vuông 25x25cm
Cọc bê tông tiết diện vuông 25x25cm

 Cọc bê tông tiết diện vuông thường có chiều dài phổ biến là 4m, 6m, 8m, 10m, 12m.

Bản vẽ chi tiết cọc bê tông tiết diện vuông cọc 25x25cm
Bản vẽ chi tiết cọc bê tông tiết diện vuông cọc 25x25cm
Mặt bằng định vị tim cọc
Mặt bằng định vị tim cọc

 Đối với những ngôi nhà có nhà bên canh đã xây trước việc ép cọc bê tông thường cách mép tường nhà bên trung bình từ 50-70cm

Mặt bằng cọc sau khi ép
Mặt bằng cọc sau khi ép
Làm thép móng sau khi ép cọc, quá trình tẩy cọc bê tông lưu ý để lại 60cm râu thép
Làm thép móng sau khi ép cọc, quá trình tẩy cọc bê tông lưu ý để lại 60cm râu thép
Cọc bê tông tiết diện tròn ít dùng trong công trình nhà dân hơn cọc vuông
Cọc bê tông tiết diện tròn ít dùng trong công trình nhà dân hơn cọc vuông

 4, Móng bèMong bè trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Quy trình làm móng nhà

 1, Khảo sát địa chất kỹ lưỡng

 Một trong những bước quan trọng trong quy trình làm móng nhà chính là khảo sát địa chất kỹ càng. Trước khi xây nhà, thông thường nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát địa chất, điều kiện đất nền tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình đồng thời giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng.

 Để công trình tồn tại và sử dụng được một cách bình thường, loại đất thích hợp để làm móng nhà phải đảm bảo chặt và kiên cố, khô ráo, khả năng thấm cao và khó xảy ra tình trạng nghiêng lún. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao, dễ gây ẩm thấp nhằm tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

 2, Phải lựa chọn loại móng phù hợp

 Chúng tôi cuing đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc lựa chọn loại móng quyết định chất lượng công trình nhà ở. Để làm được việc này bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó bàn bạc với chủ đầu tư, nhà thầu để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.

 3, Đảm bảo quy trình thi công

 Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.

 Quy trình xây móng nhà bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau:

  • Đào hố móng.
  • Làm phẳng mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ lót móng.
  • Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
  • Ghép cốp pha móng.
  • Đổ bê tông móng.
  • Tháo cốp pha móng.
  • Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

 4, Lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng

 Quá trình chọn lựa nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng là một nhân tố đóng góp quan trọng trong việc mang lại chất lượng công trình. Nên ưu tiên chọn mua các loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, tránh trường hợp bị chủ thầu cắt xén khối lượng hoặc thay đổi từ loại 1 sang loại 2 ảnh hưởng đến toàn bộ công trình xây dựng.

 5, Giám sát quá trình thi công chặt chẽ

 Đây là khâu vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình. Theo chúng tôi, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm để giúp bạn thực hiện việc này nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Sắt làm móng nhà

 Sắt là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự bền vững và an toàn cho ngôi nhà của bạn. Xây dựng nhà cửa là công việc tốn rất nhiều chi phí nên có rất nhiều gia chủ mong muốn tiết kiệm được những khoản chi phí không đáng. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số bạn một số bí quyệt chọn sắt làm móng phù hợp và tiết kiệm:

 Xác định được số lượng cần và dự đoán được khả năng chi phí

 Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng trong công đoạn lựa chọn sắt làm móng nhà đòi hỏi ở người chủ phải biết cách tính toán là lượng trước được giá cả thị trường ở thời điểm hiện tại. Các gia chủ có thể lên mạng hoặc tư vấn những người xung quanh để có thể biết được giá cả của các nguyên vật liệu.

 Những người có kinh nghiệm trong khâu này sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được rất nhiều chi phí tránh dư thừa và hoàn toàn đảm bảo được hiệu quả công trình.

 Bí quyết chọn sắt làm móng phù hợp và tiết kiệm

 Xác định được số lượng cần và dự đoán được khả năng chi phí là điều vô cùng quan trọng

 Lựa chọn thương hiệu

 Việc lựa chọn thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Thương hiệu cũng là một trong các yếu tố khẳng định chất lượng và giác cả của sản phẩm. Với các thương hiệu uy tín có thể giá cả của sắt làm móng nhà sẽ cao hơn tuy nhiên lại đảm bảo được chất lượng và ngược lại.

 Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, loại sắt làm móng nhà đang được ưa chuộng hiện nay chính là sắt thép miền Nam, thép Pomina, thép Hòa Phát, thép Việt Nhật,…

 Chất lượng thép là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự bền vững và độ chắc chắn cho nền móng cũng như ngôi nhà của bạn. Chính vì vậy, nên chọn những sản phẩm có thương hiệu tốt và được tin dùng.

 Bí quyết chọn sắt làm móng phù hợp và tiết kiệm

 Để tránh mua phải hàng giá đắt thì bạn nên khảo sát giá cả của các cửa hàng khác nhau với cùng 1 loại sắt thép

 Khảo sát thị trường

 Để tránh mua phải hàng giá đắt thì bạn nên khảo sát giá cả của các cửa hàng khác nhau với cùng 1 loại sắt thép, như vậy bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được nhà cung cấp tốt cả về chất lượng lẫn giá thành.

Cách đan sắt móng nhà

 Cách đan sắt móng nhà sàn 2 lớp

 Sắt thép sàn được phân bổ 2 lớp, lớp dưới chịu momen âm, lớp trên chịu momen dương. Đối với việc đan sắt lớp dưới, sắt chịu lực được bố trí theo phương cạnh ngắn. Sắt phân bố được bố trí vuông góc với sắt chịu lực dọc theo phương còn lại.

 Sắt được bố trí vuông góc với sắt chịu lực

 Sắt được bố trí vuông góc với sắt chịu lực

 Sắt lớp trên hay còn gọi là sắt mũ chịu momen âm cắt tại ¼ cạnh ngắn. Cấu tạo được đặt vuông góc sắt mũ và nằm dưới sắt mũ. Lớp sắt dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê, tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn. Ở giữa 2 lớp sắt được phân cách với nhau bằng “chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

 Cách đan sắt móng nhà trên thường áp dụng với những công trình nhỏ, nhà ở hay công trình eo hẹp về kinh tế. Vì vậy phải cắt sắt khiến cho việc thi công gặp khó khăn và khó triển khi thi công. Thông thường, người ta sẽ bố trí 2 lớp sắt thép sàn chạy song song, dễ thi công, không phải cắt nhiều lần, dễ kiểm soát khối lượng và thi công.

 Đan sắt móng nhà với cục kê trước khi đổ bê tông

 Tại Việt Nam, cách đan sắt móng nhà được thực hiện rất sơ sài và chỉ mang tính chủ quan. Nguyên nhân một phần do chủ nhà không biết kỹ thuật xây, phần thi công do bên thi công thực hiện nên giám sát không chặt chẽ. Thực hiện đan sắt móng nhà cần lưu ý đến cục kê.

 Kỹ thuật đan sắt móng nhà với cục kê

 Kỹ thuật đan sắt móng nhà với cục kê

 Theo đúng kỹ thuật xây dựng, cục kê là cục bê tông M100 có kèm dây kẽm buộc vào cốt thép để di chuyển. Nhưng thực tế khi thi công bên ngoài công trường thì lại dùng  đá 10 x 20 mm đẻ kê sàn là sai. Vì phần đá 10 x 20 chỉ định vị nhất thời cốt thép dầm sàn, khi dịch chuyển hoặc đổ bê tông dẫm đạp lên nhiều thì phần đá sẽ bị mất vị trí và cốt thép rơi xuống sát coffa. Vấn đề này khiến lớp bê tông bảo vệ không còn nữa hoặc còn rất ít. Do đó tuyệt đối không nên dùng đá 10 x 20 để kê sàn. Ta có thể sử dụng đá hoa cương để thay thế cục kê bê tông vì đá hoa cương bằng khó bị trượt hơn so với đá 10 x 20.

 Cách bố trí kê thép dầm sàn rất quan trọng nên cần chú ý với sàn vệ sinh, sàn sân thượng và sàn mái. Những loại sàn này thường tiếp xúc nước hoặc nắng nóng nên dễ bị thấm. Do vậy phải hạn chế đến mức thấp nhất với trường hợp xuất hiện vết nứt do kê sàn.

 Sắt kê mũ trong quy trình đan sắt móng nhà

 Sắt kê mũ tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế và tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp mũ và thép sàn dưới.Trên thực tế thì ta rất ít nhìn thấy được thép kê mũ ở nhiều công trình nhà ở dân dụng mà phần lớn do thi công chủ quan.

 Quá trình đan sắt móng nhà ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn nhà

 Đối với các sàn nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn ít thì nhiều hậu quả xảy ra ít ảnh hưởng đến quá trình thi công. Nhưng đối với các ô sàn lớn thì việc xuất hiện các vết nứt tại các gối dầm là điều không thể tránh khỏi. Việc không sử dụng “chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên gọi là mũ sàn và lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau. Khi ta đi lại dẫm đạp nhiều, khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn đúng như thiết kế ban đầu, mà hệ quả của nó có thể dẫn đến nứt sàn hoặc võng sàn.

Kết cấu móng nhà 4 tầng

 Nếu xây dựng nhà 4 tầng có diện tích khoảng 50 đến 70 m2 thì bạn nên chọn kết cấu móng nhà 4 tầng 1 trong 2 loại móng sau:

 Móng cọc: Là loại móng đóng cọc sâu dưới nền đất tại những vị trí chịu lực chính cho công trình. Tùy ngôi nhà có diện tích như thế nào mà số lượng cọc cần đóng cao hay thấp. Các cọc với kích thước tương đương nhau sẽ giúp chịu toàn bộ lực cho nhà 4 tầng an toàn nhất. Có thể sử dụng cọc tre, cọc cừ tràm hay cọc bê tông cốt thép để gia cố nền móng phía dưới các hố cọc.

 Móng cọc thích hợp với nhiều loại công trình từ loại nhà nhỏ có quy mô 1 đến 5 tầng, hay các công trình nhà chung cư, biệt thự…

 Đây là giải pháp xây móng nhà 4 tầng mà bạn nên chọn vì độ an toàn và chi phí vừa phải.

Mẫu nhà 4 tầng đẹp
Mẫu nhà 4 tầng đẹp

 Móng băng: thường là một dải dài. Liên kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt như hình chữ thập. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều. Ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

 Nếu bạn đang xâu dựng nhà 4 tầng trên nền đất quá yếu. Độ lún không đều nhau thì việc chọn móng băng là giải pháp thích hợp nhất. Móng băng giúp ổn định nền đất. Và đảm bảo các phần bên trên không bị nghiên hay nứt tường…

Xem ngày đổ móng nhà

 Khi xây nhà dựng cửa, người ta sẽ thường dựa theo tuổi người làm chủ gia đình; thường là người đàn ông – trụ cột trong gia đình để xem ngày giờ đẹp. Theo đó, xem ngày đổ móng nhà cần được đảm bảo về yếu tố sau:

 1. Ngày đổ móng phải là ngày tốt 

 Gia chủ cần chọn ngày tốt để đổ móng nhà. Ngày tốt là ngày có sao Tốt chiếu giúp việc đào móng nhà thuận lợi, không gặp chuyện trắc trở.

 Các sao chiếu Tốt bao gồm:

  • Sao Nguyệt Không: tốt cho việc đổ móng nhà hay khai trương cửa hàng, cửa hiệu.
  • Sao Nguyệt Tài: thuận lợi, suôn sẻ cho việc lắp cửa, động thổ và khai trương.
  • Sao Thiên Phúc: động thổ, nhập trạch hay chăn nuôi đều tốt.
  • Sao Sinh Khí: thuận lợi để động thổ, sửa chữa nhà cửa hoặc cưới hỏi.
  • Sao Dịch Nhật: sửa chữa nhà cửa, đào móng nhà hay nhập trạch đều suôn sẻ.

 2. Ngày đào móng nhà không được khắc tuổi chủ nhà

 Xem ngày đổ móng nhà cần tránh những ngày xung khắc với tuổi của chủ nhà. Nếu đào móng vào các ngày đó có thể gây sự bất lợi, trục trặc khi xây dựng; hoặc cuộc sống gia đình không được yên khi ở nhà mới.

 Theo phong thủy, xem ngày tốt xấu sẽ dựa trên quy luật Ngũ hành, Thiên chi và Địa can để đối chiếu với tuổi gia chủ là khắc hay hợp.

  • Ngũ hành: căn cứ quy luật tương khắc trong Ngũ hành; Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa. Theo đó, nếu gia chủ mang mệnh Thổ thì ngày tốt không thể mang hành Mộc hoặc Thủy.
  • Thiên can: ngày tốt sẽ là ngày có Thiên can không xung khắc với Thiên can năm sinh của gia chủ.
  • Địa chi: ứng với 12 con giáp là 12 Địa chi; gồm 6 cặp tương hại lẫn nhau và 3 bộ tứ hành xung. Chọn ngày đào móng nhà cần tránh ngày có Địa chi xung khắc Địa chi tuổi của gia chủ.

 3. Chọn giờ tốt để đào móng nhà

 Chọn được ngày tốt thôi vẫn chưa đủ, bạn cần xem cả giờ tốt để tiến hành làm lễ trước khi đào móng. Bởi trong ngày tốt còn có những giờ tốt và giờ xấu, chọn giờ là yếu tố chính quyết định tới sự thành bại hay không của công việc mà bạn sắp tiến hành.

 Trường hợp, chọn ngày bình thường hay thậm chí là ngày xấu thì vẫn có thể dùng giờ tốt để khắc chế. Giờ tốt hay còn được gọi với cái tên giờ hoàng đạo trong mỗi ngày khác nhau, dựa vào 12 khung giờ, ngày đó là ngày con gì, những giờ nào hợp.

Chọn giờ tốt đào móng còn quan trọng hơn ngày tốt
Chọn giờ tốt đào móng còn quan trọng hơn ngày tốt

 Giờ hoàng đạo để đào móng phải không xung khắc với tuổi gia chủ. Theo đó, cần chọn giờ có Địa chi hợp với Địa chỉ tuổi gia chủ.

 Như vậy, xem ngày đổ móng nhà không chỉ cần ngày tốt mà cả giờ tốt; tránh xung khắc với tuổi gia chủ. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết cách xem ngày, giờ tốt để việc đào móng diễn ra thuận lợi, quá trình xây dựng suôn sẻ và gia đình có cuộc sống êm ấm trong nhà mới.

 Nguồn: Tổng hợp

 Tag: bột giản tay đắp gel giả vụ cũ hết nhiêu kiểu in