Kích thước bàn thờ ông địa
 Số đo bàn thờ ở đây là các số đo của các chiều: Ngang, Sâu, Cao của bàn thờ. Bàn thờ ông địa có kích thước chuẩn phong thủy là bàn thờ có số đo Ngang x Cao x Sâu thuộc những cung tốt và không có số đo nào thuộc cung xấu.
 1. Kích thước 48 x 48 x 68 (Ngang x Sâu X Cao)
 Nếu bạn đang muốn thỉnh một mẫu bàn thờ có kích thước nhỏ nhưng đúng phong thủy, thì 48 x 48 x 68 là kích thước tốt nhất dành cho bạn. Đây là kích cỡ bàn thờ có các số đo đều nằm trong các cung tốt trong Thước Lỗ Ban
- Số đo 48 thuộc cung Hỷ Sự (Có nhiều chuyện vui), và nằm trong Khoảng Vượng – Tốt
- Số đo 68 thuộc cung Thiêm Đinh (Có thêm con trai) và nằm trong khoảng Hưng – Tốt
 Tham khảo mẫu bàn thờ kích thước 48 x 48 x 68 do xưởng chúng tôi sản xuất
 2. Kích thước 61 x 61 x 88 (Ngang X Sâu x Cao)
 Nếu bạn muốn mua một chiếc bàn thờ thần tài cỡ vừa có kích thước chuẩn phong thủy, thì 60 x 60 x 88 là kích thước phù hợp nhất dành cho bạn. Đây cũng là mẫu có các số đo thuộc các cung tốt trong thước Lỗ Ban
- Số đo 61 thuộc cung Hoạnh Tài (được của cải bất ngờ, không nằm trong dự tính) nằm trong khoảng Quan -Tốt
- Số đo 88 thuộc cung Tiến Bảo (được của quý, của cải gia tăng không ngừng) nằm trong khoảng Vượng Tốt
 3. Kích thước 68 x 68 x 108 (Ngang x Sâu x Cao)
 Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua một mẫu bàn thờ ông địa cỡ trung có số đo chuẩn phong thủy thì 68 x 68 x 98 là một số đo rất đẹp dành cho bạn. Những số này cũng đều thuộc những cung tốt và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ
- Số đo 68 thuộc cung Thiêm Đinh (có thêm con trai), nằm trong khoảng Hưng – Tốt
- Số đo 108 thuộc cung Hưng Vượng (làm ăn thịnh Vượng), nằm trong khoảng Hưng rất tốt
 4. Kích thước 81 x 81 x 108 (Ngang x Sâu x Cao)
 Nếu quý khách có nhu cầu mua một mẫu bàn thờ có kích thước lớn để phù hợp với không gian nhà mới sang trọng mà bạn vừa mua hay xây xong thì kích thước 81 x 81 x 108 là một kích thước rất đẹp, đây cũng là các số đo có cung tốt mang nhiều ý nghĩa may mắn, tài lộc
- Số đo 81 thuộc cung Đăng Khoa (Thi cử đỗ đạt, học hành đến nơi đến chốn), nằm trong khoảng Đinh Tốt
- Số đo 108 thuộc cung Hưng Vượng (làm ăn thịnh Vượng), nằm trong khoảng Hưng rất tốt
 Trên đây là một số kích thước bàn thờ chuẩn phong thủy tiêu biểu ở các mức độ bàn thờ từ nhỏ đến lớn, ngoài ra còn khá nhiều kích thước khác cũng chuẩn phong thủ như: 60 x 60 x 88, 68 x 68 x 107, 68 x 68 x 133, 81 x 81 x 148 …rất nhiều tùy vào thiết kế của bàn thờ chúng ta có thể lựa chọn số đo phù hợp
Cách bài trí bàn thờ ông địa
 Việc thờ cúng ông Địa – Thần tài trong các gia đình kinh doanh, buôn bán hiện nay có ý nghĩa cầu mong mắn, tài lộc và thuận lợi trong công việc của mình.
 Vì thế, việc đặt và bố trí bàn thờ ông Địa như thế nào cho đúng phong thủy và không phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng là điều rất được quan tâm, chú trọng.
 Theo đó, các bạn có thể hình dung sơ đồ đặt và bố trí bàn thờ ông Địa trong các gia đình hiện nay như sau:
 Ông địa nằm bên nào? Ông địa nằm bên trái hay bên phải? Hai bên bàn thờ: bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào sẽ là vị trí đặt ông Thần tài và bên phải sẽ là vị trí đặt ông Địa.
 Về việc ông địa nằm bên nào thì nội thất Cát Tường chúng tôi sẽ nói rõ trong một bài viết cụ thể đó là “ông địa đặt bên nào” các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
 Vị trí 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước đầy: Ở giữa hai Ông Địa và Thần Tài. Ba hũ này sẽ được dùng để thờ quanh năm và đến cuối năm mới được thay mới.
 Vị trí bát hương: Giữa tủ thờ hai ông, để tránh bát hương bị động người ta dùng keo để gắn vào tủ thờ. Bát hương này khi bốc phải chọn ngày tốt và tuân thủ theo một số tập tục nhất định. Nếu trong quá trình lau chùi, thờ cúng bát hương bị xê dịch sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.
 Hoa và trái cây: lọ hoa thường được đặt ở phía tay phải, đĩa trái cây đặt ở bên trái (Theo phong thủy thì Đông bình – Tây quả ). Tức là phía Đông đặt bình hoa còn phía Tây đặt hoa quả.
 Khi thắp nhang gia chủ phải rót 5 chén nước xếp theo hình chữ thập – tượng trưng cho ngũ hành phát sinh, phát triển. Đồng thời 5 chén nước cũng đại diện cho 5 vị thần đã nói ở trên.
 Phía ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên sử dụng một chiếc tô sứ thật đẹp, lòng nông và đổ đầy nước sau đó rải đều những bông hoa lên trên mặt nước (đây chính là Minh Đường Tụ Thủy theo quan niệm trong phong thủy).
 Tượng Phật Di Lặc hay các câu chú Phạn Tự – tượng trưng cho cơ quan chủ quản của các Thần: đặt trên nóc bàn thờ. Mục đích là quản lý các Thần không cho làm điều sai trái.
 Tượng Ông Cóc: ban sáng nên quay đầu ra, tối quay đầu vào để rước lộc vào nhà.
 Đặt tô sứ thật đẹp, lòng nông, đổ đầy nước rồi ngắt những bông hoa rải trên mặt nước: đặt trước tủ thờ. Với hàm ý giữ tiền lại không để trôi đi.
 Ngoài ra, Theo quan niệm của dân gian việc đặt tỏi giúp Ông Địa trừ bài “đạo chích vong binh”, chống các Tà Sư làm ác, phá hoại bàn thờ bằng Bùa chú, Ngải. vậy nên gia chủ cũng có thể đặt kèm một đĩa tỏi có 5 củ còn tươi nguyên đẹp hoặc bó tỏi khi bố trí bàn thờ ông Địa. Ngày nay ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng Ông Địa – Thần Tài người ta có bán sẵn bông tỏi được làm khá công phu và đẹp mắt để thờ hai ông nên các bạn không cần phải lo lắng.
 Một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng khi bố trí bàn thờ ông Địa trong nhà đó chính là từ bàn thờ, Thần tài phải cai quản được hết sự ra vào và công việc làm ăn, kinh doanh của gia chủ.
 Theo đó, gia chủ hoàn toàn có thể chọn đặt bố trí bàn thờ ông Địa theo hướng tốt của ngôi nhà hoặc đặt theo cách lấy hứng dòng khí bên ngoài vào cũng không phạm phải điều kiêng kỵ trong phong thủy.
 Đặc biệt, gia chủ có thể sử dụng phương pháp Điểm Thần Sát để tính toán và chọn ra các cung Thiên lộc, Quý nhân để làm vị trí bố trí bàn thờ ông địa.
Hướng đặt bàn thờ ông địa
 Hướng bố trí bàn thờ ông Địa tốt nhất nên quay về hướng được cho là tốt so với tuổi của gia chủ, đặc biệt nên đến trạch khí của ngôi nhà cũng như bố cục của phòng ốc để có lựa chọn tối phù hợp nhất.
 Trong nhiều trường hợp, có thể bố trí bàn thờ ông Địa ở hướng xoay chéo 45 độ so với tường. Khi đó, để làm vững lưng bàn thờ thì phía sau lưng cần có bức vách che góc nhọn của tường hoặc những đồ trang trí như lọ lộc bình…
 Sau khi xác định được rõ ràng tọa hướng, dùng la bàn xác định xem nhà ở thuộc trạch nào, hướng nào phương vị xấu, hướng nào phương vị tốt nhất. Theo đó mới là cách bố trí bàn thờ ông Địa chính xác nhất.
 Lưu ý: Trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài được đánh một lá bùa màu đỏ có chữ viết bằng mực nhũ kim, nội dung là “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần” được sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.
Mẫu bàn thờ ông địa đẹp
Ngày tốt thay bàn thờ ông địa
 Có cần phải xem ngày tốt khi thay mới bàn thờ ông địa hay không? Tùy theo quan niệm của việc thờ phụng để xác định có cần xem ngày, giờ tốt để thay mới bàn thờ.
- Theo quan niệm dân gian thì vẫn luôn cần chọn ngày lập bàn thờ ông địa. Xem ngày tốt, giờ tốt để thay mới bàn thờ thần tài – thổ địa. Bởi từ xưa dân ta vẫn luôn tâm niệm “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nên khi muốn thay đổi mới thì cần phải xin báo thần linh và chọn ngày tốt để thực hiện mọi chuyện được thuận lợi hơn.
- Còn theo phật giáo thì bàn thờ là phương tiện để Phật tử quy hướng Phật và tổ tiên. Phật không ngự tại bàn thờ, bát hương. Vậy nên làm việc tốt thì không cần phải chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa.
 Tâm niệm của người Việt vẫn luôn tin rằng việc xem ngày tốt để lập bàn thờ ông địa thần tài, hoặc thay bàn thờ. việc này sẽ giúp gia chủ tránh được những sai phạm và giúp kích hoạt được tài lộc.
 Với việc lập bàn thờ thần tài ông địa thần tài mới thì xem ngày không quá quan trọng. Người ta thường chọn các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm âm lịch để thay bàn thờ mới.
Bàn thờ ông địa ngày tết
Bài vị thần tài
 Trên bài vị thần Tài thường khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Ngoài ra bạn có thể trang trí bàn thờ thần tài ngày Tết bằng một trăm thỏi vàng.
 Bài vị thần tài sơn son thếp vàng (Nguồn: thongtinthem.com)
Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa
 Các lọ hương thường được làm từ sứ hoặc đá hoa xanh. Hoa thờ thần phải dùng hoa tươi, không nên hoa khô cho bàn thờ thần Tài.
 Cắm hoa trang trọng thờ thần tài (Nguồn: chongamkhoiphucan.com)
Bộ đỉnh, lư hương
 Khi trang trí bàn thờ ngày Tết không được thiếu bộ đỉnh, lư hương bền đẹp, chạm khắc tinh xảo. Bạn có thể chọn loại bằng sứ, kim loại hay đá đến từ lư hương thương hiệu Vĩnh Tiến, hiệu Dũng Thư,…
 Nên lưu ý khi bốc và dọn dẹp hương cơ thể phải sạch sẽ và thanh tịnh. Bạn có thể sử dụng nến thơm loại tốt nhất để không khí thêm trang trọng. Tuyệt đối không dùng khăn ướt lau bàn thờ vì Thủy khắc Hỏa.
 Bát hương thờ thần Tài trang trí đẹp mắt (Nguồn: phanphoigomsu.com)
Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước, rượu
 Khi thắp hương cúng bái thần Tài luôn phải nhớ thay mới chén gạo, muối và nước. Sau khi kết thúc nghi lễ thì rải gạo muối quanh nhà.
 Chuẩn bị hũ đựng gạo, muối và nước cho bàn thờ thần tài (Nguồn: gomlambattrang.com)
Cóc ba chân
 Bày trí bàn thờ ngày Tết không thể thiếu cóc ngậm vàng. Nó được cho là một trong những linh vật phong thủy biểu tượng tài lộc. Để đón vận may, buổi sáng trước khi đi làm bạn đừng quên quay đầu cóc ra ngoài sau đó quay về hướng bàn thờ khi trở về. Đây gọi là nhả tiền cho gia chủ.
Có nên thờ 2 ông địa thần tài
 Thần Tài được chia thành võ thần Tài và văn thần Tài. Theo quan niệm từ xa xưa đây là vị thần chuyên quản lý tiền tài, vàng bạc.
- Văn thần tài hay còn được biết đến với cái tên Tam Đa tinh quân. Đây chính là Phúc Lộc Thọ trong các câu chuyện dân gian. Đặt cả 3 vị thần này cùng nhau thì gia đình luôn hạnh phúc, an vui và tài lộc dồi dào.
 Tam Đa tinh bao gồm Phúc, Lộc, Thọ (Nguồn: giaimaphongthuy.info)
- Võ thần Tài gồm Triệu Công Minh, Quan Công. Theo quan niệm dân gian họ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, hàng ma phục yêu và trừ tà hộ thân. Theo phong thủy, thờ võ thần Tài thường đặt ở phương tài vị hướng ra cửa.
 Võ thần tài Triệu Công Minh (Nguồn: sendo.vn)
Cách thờ cúng ông địa thần tài
 Với những người mới lần chuẩn bị mâm cúng Thần Tài chắc chắn sẽ không khỏi băn khoăn không biết lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Trên thực tế, lễ vật cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng thường khá giản dị, chủ yếu tùy tâm người cúng. Riêng lễ cúng ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm là một lễ rất quan trọng, theo phong tục dân gian Việt Nam, mâm cúng Thần Tài trong ngày này cũng phải chuẩn bị chu đáo hơn với những lễ vật sau:
- Nến (đèn cầy).
- Hương thắp (nhang).
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo (phải là gạo tẻ).
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Bộ tam sên: Gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…).
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
- Xôi đậu xanh.
- Sắm lễ cúng Thần Tài cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người).
 Ở giữa hai ông Thần Tài và ông Địa chúng ta đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá), ba hũ này chỉ đến cuối năm mới cần phải thay. Bát nhang trên bàn thờ Thần Tài là một vật rất quan trọng, thường có ảnh hưởng lớn đến đường làm ăn của gia chủ. Thông thường, khi bốc bát nhang bàn thờ Thần Tài, người ta luôn phải mời thầy về xem phong thủy, xem xem hướng nào thuận lợi để đặt bát nhang. Nếu bát nhang bị xê dịch khỏi vị trí đó thì công việc làm ăn có thể gặp nhiều trục trặc, bất lợi… Vì vậy, để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta thường dán chết bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính… để đề phòng bát nhang bị xê dịch.
 Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, người ta thường đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Các loại hoa nên sử dụng để cúng Thần Tài, Thổ Địa thường là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… Trái cây thì không cần bày biện cầu kỳ như mâm cúng tổ tiên nhưng vẫn phải đủ 5 loại quả (ngũ quả).
 Ngoài ra, trên bàn thờ Thần Tài, nhiều gia chủ còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền (cóc 3 chân) là biểu tượng tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc. Ông Cóc được để bên trái, ở phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước.
 Trên đây là cách chuẩn bị đồ cúng Thần Tài mùng 10 hằng tháng, ngoài ra, nhiều gia chủ cũng thường cúng Thần Tài mỗi ngày để tỏ lòng thành kính và mong được phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, không gặp trắc trở. Lễ vật cúng Thần Tài vào mỗi ngày rất đơn giản, bạn chỉ cần thay nước mới cho bàn thờ, hoa tươi thì có thể 1 tuần thay 1 lần. Có thể thắp thêm kẹo bánh hoặc hoa quả, đồ ăn đồ uống bất kỳ, tùy vào lòng thành, thực hiện đều đặn vào mỗi sáng mai khi bạn mở cửa hàng và thắp nhang cho bài vị Thần Tài.
 Tag: giá rẻ gạch nhiêu sắp đâu mơ thấy tphcm chưng hcm hấp dẫn gì dời đèn chuyển model 3d tỳ hưu sketchup “bàn địa” baàn bỏ khấn cũ nữa rút cháy dưới thang vệ cương canh ngọ hà bầy cảnh hiểu hán mão