Thời gian thử việc là gì – Quy định thời gian thử việc

Thời gian thử việc là gì

 Là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, thời gian thử việc theo quy định của pháp luật.

Quy định thời gian thử việc

 – Thứ nhất, về thời gian thử việc

 Tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

 “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

 1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

 3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

 Như vậy, theo bạn trình bày thời gian thử việc của bạn kéo dài đến 2 tháng rưỡi, trong khi đó pháp luật chỉ quy định thời gian thử việc tối đa không quá 2 tháng (60 ngày).

 – Thứ hai, về mức lương thử việc

 Tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định rất cụ thể: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

 Như vậy, công ty trả lương thử việc cho bạn với mức 50% cho tháng đầu tiên và thời gian còn lại là 70% điều này hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

 – Thứ ba, về lượng công việc trong thời gian bạn thử việc

 Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian thử việc của bạn bạn phải làm việc tương đương với nhân viên chính thức của công ty, chúng thôi thấy việc này không trái với quy định của pháp luật. Lượng công việc trong quá trình thử việc và thời gian thử việc hai bên có thể thỏa thuận.

 – Thứ tư, về cam kết trước khi được đưa đi đào tạo

 Tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động”

 Như vậy, trước khi được đưa đi đào tạo bạn cần phải ký hợp đồng đào tạo nghề với công ty, Hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành 02 bản và mỗi bên giữ 01 bản (Khoản 1, Điều 61 BLLĐ 2012)

 – Thứ năm, về cam kết sau khi thử việc

 Việc công ty buộc bạn phải kí vào một bản cam kết nếu sau khi thử việc không kí hợp đồng lao động hai năm thì sẽ phải bồi thường phí đào tạo lương trong thời gian thử việc và tiền bồi thường có thể thỏa thuận.

 Nếu sau thời gian đào tạo bạn không kí hợp đồng làm việc với công ty bạn sẽ phải bồi thường 100% phí đào tạo nghề.

 – Thứ sáu, về việc công ty bắt nộp bằng gốc

 Tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

 1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương

 Điều 27 BLLĐ năm 2012:

 Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

 Theo đó, nếu trong thời gian thử việc, người lao động cảm thấy không phù hợp thì có thể tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Đồng thời, người lao động cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

 Vì vậy, việc tự nghỉ trong thời gian thử việc không vi phạm các quy định của pháp luật nên người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán cho mình khoản tiền ứng những ngày làm thử chưa được trả lương.

 Tuy nhiên, Bộ luật Lao động không quy định cụ thể về việc người lao động tự ý nghỉ trong thời gian thử việc thì người sử dụng lao động có phải trả lương hay không? Điều này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.

 Hiện nay, pháp luật chưa ghi nhận về việc xử phạt nếu người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động thử việc tự ý bỏ việc. Do đó, người lao động khi ký hợp đồng thử việc cần thỏa thuận rõ các nội dung liên quan đến lương thử việc.

Hết thời gian thử việc không ký hợp đồng

 Theo Điều 29 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Như vậy, sau khi kết thúc quá trình thử việc, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người lao động.

 Nếu sau thời gian thử việc mà không thông báo kết quả thử việc cũng không ký hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.

 Đồng thời, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, kết thúc thời thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng.

Thời gian thử việc có đóng bhxh không

 Bộ luật mới cho phép người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. Việc lựa chọn giao kết theo một trong hai loại hợp đồng trên sẽ ảnh hưởng đến việc người lao động được đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc.

 Bởi lẽ, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên mà không áp dụng đối với hợp đồng thử việc.

 Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, thời gian thử việc của người lao động trong trường hợp này sẽ không được tính tham gia bảo hiểm xã hội.

 Theo phân tích ở trên, thử việc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, thời gian thử việc của người lao động sẽ được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm xã hội.

 Tóm lại, từ năm 2021, người lao động thử việc sẽ được đóng bảo hiểm xã hội nếu có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tiếng anh đánh giá thế nào xin 2018 xét cá mẫu đơn kiểm thuế thu nhập tncn cách viết mail 2016 giảm trừ cảnh ngang định: là: học cáo bao lâu bảng nào? 2019 phiếu đang 13 in english đòi tăng thất bằng: bài hoạch chấm dứt nhiêu mấy