Tìm hiểu về không gian nhà bếp

Nhà có 2 bếp có sao không

 Phong thủy nhà có hai bếp có sao không hay trong nhà có 2 bếp không được ngược với hướng nhà nghĩa là lưng người nấu bếp phải quay lưng với hướng nhà (hướng cửa chính) tuyệt dối tránh khi mở cửa ra là nhìn thấy bếp.

 Trước đây bếp thường được đặt vào… xó, và hầu như không được đầu tư chăm chút. Bếp là chỗ xấu, chỗ bẩn, không được coi trọng. Nhưng nay trong những ngôi nhà mới ở đô thị, “xó bếp” đã thay đổi, lột xác để trở thành một không gian quan trọng và thẩm mỹ của ngôi nhà.

 Ngày nay, vị trí bếp không còn ở xó nữa. Nếu chúng ta coi phòng khách là bộ mặt gia đình thì bếp sẽ là trái tim của ngôi nhà. Vì lẽ đó, bếp luôn được đặt ở vị trí trung tâm, trang trọng, thuận tiện nhất cho việc sử dụng và khai thác vẻ đẹp thẩm mỹ. Phòng bếp thường được kết hợp cùng phòng ăn, bàn ăn và có sự kết nối, liên thông với không gian sinh hoạt chung.

 Với đại đa số nhiều gia đình quan tâm nhà có 2 bếp có sao không, bếp còn rất quan trọng ở yếu tố hướng trong phong thủy đối với gia chủ. Vì vậy, vị trí phòng bếp trong tổng thể ngôi nhà và hướng bếp nấu luôn được coi trọng, cân nhắc.

 Vị trí của phòng bếp cũng cần những ưu tiên về chiếu sáng, thông thoáng và thuận tiện cho hệ thống kỹ thuật (điện, cấp, thoát nước).

 Cần thiết kế và kê bếp dựa vào tường, bếp cần có điểm tựa, chỗ dựa bởi nếu bếp không có chỗ dựa điều này có thể mang lại những điều không lành như gia đình sẽ không ổn định, tinh thần sa sút, tiền tài suy yếu. Vì vậy, nếu bạn và gia đình có chủ định xây nhà biệt thự 1 tầng có hai bếp hay 1 bếp cần phải chú ý điểm này. Đồng thời, bạn cũng không nên đặt bếp cạnh cửa sổ. Bếp nên đặt ở vị trí trong cùng của ngôi nhà để đảm bảo được sự yên tĩnh.

 Thêm nữa, bàn ăn không được đặt trên được trục của căn nhà

 Thiết kế nhà có 2 bếp có sao không cần lưu ý trong phong thủy, bếp tượng trưng cho Hỏa và nước tượng trưng cho Thủy là 2 yếu tố xung khắc với nhau. Chính vì thế, bạn không nên đặt bếp tại những vị trí gần với nước.

 Hạn chế góc nhọn chĩa vào bếp, càng không có càng tốt. Theo chuyên gia phong thủy, các góc nhọn sắc bén sẽ gây ra các tổn thất và nguy hại, việc có góc nhọn chiếu vào bếp là điều cấm kỵ.

Hướng bếp cùng hướng nhà có được không

 Hướng cửa bếp và cửa chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Theo phong thủy Bát Trạch được dựa trên lý thuyết về bản mệnh, hướng của nhà bếp nên là hướng Đông Tây hoặc hướng Tây dựa trên số phận của người trụ cột gia đình.

 Vì vậy, có bốn sự lựa chọn cho hướng nhà bếp:
– Hướng cửa chính và cửa bếp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một trong hai cửa đặt sai hướng, cửa kia có thể đặt đúng hướng để trung hòa.
– Hướng của nhà bếp phải dựa trên hướng của ngôi nhà nhưng không phải là hướng của ngôi nhà.

 Nhà bếp không nên đặt cùng hướng nhà

 – Hướng cửa chính và hướng bếp phải được về hướng tốt.

 – Gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì hướng tốt theo mệnh là những hướng sau: Nam, Bắc, Đông, Đông Nam. Đối với gia chủ ở phương Tây, hướng tốt: phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc. Như vậy, mỗi chủ nhà sẽ có bốn lựa chọn cho nhà bếp của mình.

 Các chuyên gia phong thủy đã khẳng định hướng bếp đặt trùng với hướng nhà là điều không nên, bởi gia đình sẽ gặp nhiều điều xui xẻo, tại họa, công danh và sự nghiệp tiến triển không thuận lợi.

 Do đó mà việc đặt hướng bếp phải dựa vào hướng nhà nhưng không trùng với hướng nhà. Sự tốt xấu của cửa chính và cửa bếp được quyết định bởi hướng tốt, xấu theo mệnh và tọa của gia chủ.

Nhà hướng tây đặt bếp hướng nào

 Khi bạn đã nắm được hướng bếp nhưng đó chỉ mới là một phần nhỏ. Bởi ngỗi căn nhà sẽ có những cấu trúc, hơi hướng khác nhau nên nhiều người sẽ bị hoang mang tìm hướng đặt bếp nhất là những ngôi nhà ở hướng Chính Tây.

 Hướng Tây là hướng nhà rất tốt. Chính vì vậy trong phong thủy cũng có khá nhiều hướng có thể đặt bếp trong nhà hướng Tây. Tuy nhiên, nhà hướng Tây đặt bếp hướng nào cho phù hợp với mong muốn, yêu cầu thì gia chủ nên lưu ý những hướng sau:

  • Hướng Tây Bắc. Đây là hướng sinh khí nên sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc vẹn toàn, làm ăn phát đạt.
  • Hướng Tây Nam. Là hướng của cung Thiên Y sẽ giúp cả gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, được các vị thần che chở, xua tà và mang đến may mắn cho gia đình.
  • Hướng Đông Bắc. Đây được xem là hướng vẹn toàn cho những căn nhà ở hướng Tây. Đây là hưng Diên Niên theo phong thủy, hướng này sẽ mang đến nhiều tài lộc, sức, khỏe, may mắn cho cả gia đình.

 Nhà hướng Tây Bắc thì nên đặt bếp hướng nào là hợp lí?

 Trong phong thủy vẫn thường hay lưu truyền câu “Nhất vị – Nhì hướng”. Tức là đều quan trọng nhất chính là vị trí sau đó mới đến hướng đặt. Điều này không những được áp dụng cho mỗi nhà mà còn áp dụng cho nhiều vật trang trí, vật phong thủy khác trong nhà.

 Với những ngôi nhà đang quay về hướng Tây Bắc. Đây là một hướng không tốt cũng không xấu nên muốn đạt được những gì mong muốn thì gia chủ nên chú ý đến những bày trí phong thủy trong ngôi nhà sao cho phù hợp. Nhất là hướng bếp. Bởi đây chính là nơi giữ lửa, truyền lửa cho gia đình.

 Rất nhiều người đều đặt ra câu hỏi “Nhà hướng Tây Bắc thì nên đặt bếp hướng nào?”. Bởi không phải ai cũng am hiểu những quy luật trong phong thủy.

 Theo Phong thủy thì những ngôi nhà hướng Tây Bắc nên đặt bếp ở hướng Tây và hướng Nam. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thêm khi bố trí những vật dụng trong bếp sao cho hài hòa, phù hợp với sở thích của gia đình và mang lại không gian ấm cúng cho cả nhà.

 Nhà hướng Tây Nam nên đặt bếp hướng nào mới hợp phong thủy?

 Trong phong thủy,hướng Tây Nam chính là hướng xấu nhất, hướng gây nên bệnh tật, nghèo khó. Nếu dựng nhà hướng này thì hãy có núi, cây lớn, khoảng sân nhỏ hoặc cửa phía sau phỉa thông với khoảng đất trống.

 Chính vì hướng xấu nên gia chủ luôn móng muốn có cách hóa giải nên luôn đặt câu hỏi nhà hướng Tây Nam nên đặt bếp hướng nào mới hợp phong thủy. Đối với câu hỏi này, theo phong thủy thì gia chủ nên chọn hướng bếp là hướng Đông Nam. Bàn thờ nên đặt hướng Đông.

 Hướng bếp nằm Đông Nam sẽ giúp cho gia chủ hóa giải phần xấu của hướng nhà đi khá nhiều. Bởi bếp được xem như là nơi hướng tài lộc về nhà nên hướng bếp tốt sẽ góp phần không nhỏ làm nên sự hòa hợp phong thủy cho ngôi nhà. Chính vì vậy kết hợp hướng nhà và hướng bếp hợp lí sẽ giúp ngôi nhà trở nên tốt hơn, gia chủ cũng yên tâm hơn.

Những điều cấm kỵ trong nhà bếp

 Chọn được hướng nhà, chọn được hướng bếp, vị trí đặt bếp xong cũng chưa thể coi là xong được. Bởi trong phong thủy sẽ có những điều cấm kỵ khi đặt bếp. Nếu vướng phải những cấm kỵ này thì hướng nhà, vị trí bếp có tốt như thế nào cũng bằng thừa. Chính vì vậy dưới đây là những điều cấm kỵ mà bạn nên chú ý khi đặt bếp.

 Thứ nhất, bếp nấu không được ngược hướng nhà. Ví dụ như nhà hướng Bắc mà bếp được đặt hướng Nam kiểu ngoảnh lại với hướng nahf sẽ mang lại những điều không lành.

 Thứ hai, Không để cửa chính nhìn thẳng vào bếp. Đứng cửa chính nhìn thấy bếp, hoặc đứng nấu ở bếp đối diện với cửa chính cũng là điều không lành.

 Thứ ba, không để nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh. Bếp là nơi nấu ăn nên cần giữ vệ sinh nếu không sẽ vướng phải bệnh tật. Nhà vệ sinh lại là nơi nhiều vi khuẩn nhất nên tốt nhất không để bếp đối diện nhà vệ sinh. Cửa bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh cũng là điều không lành.

 Thứ tư, không kê bếp sát phòng ngủ. Bếp lửa nóng, khi nấu nướng sẽ có rất nhiều dầu mỡ bắn vào sẽ gây hại cho giấc ngủ. Hơn nữa, trong phong thủy bếp thuộc tính hỏa, nếu kê gần phòng ngủ, nhất là giường ngủ sẽ không tốt cho sức khỏe.

 Cuối cùng, Không được để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp. Trong phong thủy cho rằng góc nhọn sắc dễ gây tổn thương vì vậy rất kiêng việc vật sắc nhọn nhắm thẳng vào bếp. Bếp lại là nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình nên việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả gia đình.

Gạch ốp tường nhà bếp đẹp

 Khi lựa chọn gạch ốp tường bếp bạn cần lưu ý một số điều để tạo không gian bếp hài hòa, cân đối với các khu vực khác trong nhà.

 Gạch ốp tường bếp

 Về màu sắc gạch ốp tường bếp, tùy theo sở thích của cá nhân và kiến trúc của căn nhà để chọn màu sắc cho phù hợp. Màu trắng thường được nhiều người nội trợ chọn bởi tạo cảm giác sạch sẽ, tim tươm, bắt sáng tốt và dễ dàng kết hợp với màu sắc khác.

 Ngoài ra, nhiều người chọn tông màu trầm, tạo cảm giác huyền bí, sang trọng, dễ che những vết bẩn, ố vàng. Nhiều người cũng tránh sử dụng gạch ốp tường màu đỏ vì đây là màu kiêng kị, dễ gây hỏa hoạn.

 Về họa tiết, nếu nhà bạn có không gian phòng bếp lớn có thể tùy ý chọn họa tiết gạch ốp tường bếp theo ý thích và phù hợp với phong cách chung của ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu diện tích phòng bếp hạn chế, nên chọn mẫu gạch ốp bếp có họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng, gam màu sáng. Đối với những gia chủ yêu thích sự đơn giản, tối giản thì việc lựa chọn gạch ốp tường bếp chủ yếu là đơn sắc giúp cho căn bếp trở nên rộng rãi hơn.

Một số mẫu gạch ốp tường bếp đẹp hiện nay

Một số mẫu gạch ốp tường bếp đẹp hiện nay

 Gạch ốp tường bếp Mosaic đa dạng về chất liệu như men, sứ, đá nhân tạo với nhiều loại hoa văn tạo ấn tượng độc đáo trong không gian bếp.

 Gạch ốp tường bếp Mosaic

 Tuy nhiên, mẫu gạch ốp tường bếp này chỉ nên dùng để tạo điểm nhấn, không nên dùng cho toàn bộ không gian bởi thiết kế nhiều màu sắc sẽ gây cảm giác lòe loẹt và rối mắt người nhìn.

 Gạch thẻ ốp tường bếp

 Gạch thẻ ốp tường bếp đa dạng mẫu mã, màu sắc, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vệ sinh, thi công cho không gian bếp vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn hảo cùng độ chống chịu nhiệt tốt.

 Gạch bông ốp tường bếp

 Gạch bông ốp tường bếp có từ lâu nhưng những năm gần đây được nhiều người lựa chọn nhờ được sản xuất với công nghệ hiện đại, bền đẹp.

 Các mẫu gạch ốp tường bếp

 Các mẫu gạch ốp tường bếp này khả năng chống bám bẩn tốt, bắt mắt, đa dạng về kích thước, dễ lau chùi nên khá phù hợp trong nhà bếp. Đặc biệt, các họa tiết trang trí đơn giản, nhẹ nhàng cho đến các họa tiết hình học được sắp xếp ngẫu nhiên sẽ tạo cho căn nhà điểm nhấn độc đáo.

 Gạch ốp tường bếp 3D

 Gạch ốp tường bếp 3D sử dụng công nghệ cao nên mang vẻ đẹp tự nhiên, sống động phù hợp với phòng bếp phong cách hiện đại, tạo điểm nhấn cho căn bếp.

 Gạch Ốp tường bếp bằng đá cẩm thạch

 Gạch Ốp tường bếp bằng đá cẩm thạch càng ngày càng được ưa chuộng bởi mang lại vẻ đẹp sang trọng cho gian bếp của bạn.

Các mẫu nhà bếp đẹp với nội thất đơn giản

 Phòng bếp hiện đại và đơn giản với kích thước nội thất nhỏ gọn, tông màu trung tính sáng, giúp ăn gian diện tích một cách không hề quá lộ liễu

mau-phong-bep-don-gian-2

 Với những căn hộ chung cư, việc thiết kế bếp đơn giản là ưu tiên hàng đầu trong việc giải toả áp lực diện tích sử dụng. Thiết kế hệ tủ bếp chữ I cao sát trần, cùng với bộ bàn ăn nhỏ gon, hiện đại, và sàn nhà được ốp lát gạch hoa, tạo nên không gian khá ấn tượng cho phòng bếp thêm ấm cúng.

mau-phong-bep-don-gian-3

 Tủ bếp hình chữ l, cùng với hoạ tiết trang trí hoa văn hiện đại, nội thất màu trắng sáng, thiết kế bộ bàn ăn hình vuông đặt sát tường, phân chia bố cục rõ ràng. Không gian thoáng đãng và mát mẻ, do được bố trí cạnh cửa sổ thông thoáng của công trình.

mau-phong-bep-don-gian-4

 Mẫu phòng bếp đơn giản với tông màu trầm, thiết kế hệ tủ bếp trên dưới bằng gỗ tự nhiên màu óc chó, cùng với bộ bàn ăn chữ nhật dài, thiết kế mặt kính và ghế bọc nỉ, giúp cho không gian bếp đẹp luôn thoáng rộng và tiện nghi hơn.

mau-phong-bep-don-gian-5

 Không gian căn bếp khá rộng với diện tích lớn, thiết kế hệ tủ bếp hình chữ L, nội thất màu nâu xám, bộ bàn ăn chạy dọc theo tủ bếp, tô điểm hoàn thiện không gian ấm cúng và nhẹ nhàng.

mau-phong-bep-don-gian-6

 Phong cách Bắc Âu đã và đang được nhiều gia đình yêu thích trong thiết kế căn bếp của gia đình nói riêng và thiết kế nội thất nói chung. Màu sắc đơn giản, thiết kế nội thất với bố cục khoa học, tạo nên một không gian ấm cũng và tiện nghi.

mau-phong-bep-don-gian-7

 Để tiết kiệm không gian sinh hoạt, kiến trúc sư tinh tế khi thiết kế và bố trí hệ tủ bếp chữ I chạy ngang thân tường, vừa tiết kiệm không gian, vừa tạo sự ngăn cách một cách tế nhị với không gian bên ngoài. Bàn ăn đơn giản bố trí ngay cạnh, mẫu tủ bếp màu vàng xanh cốm lạ mắt, tạo nên sức hút ấn tượng riêng cho không gian.

mau-phong-bep-don-gian-8

 Căn bếp này thiết kế đơn giản, từ thiết kế đồ nội thất cho đến bố cục sắp xếp và màu sắc lựa chọn trong thiết kế phòng bếp. Với những gia đình có diện tích sử dụng nhỏ, thì mẫu phòng bếp này là không gian lý tưởng, hoàn thiện không gian sống của gia đình theo cách khoa học nhất hiện nay.

mau-phong-bep-don-gian-9

 Thiết kế bếp đẹp mắt và sang trọng với gam màu vân gỗ, chất liệu gỗ An cường, thiết kế bàn ăn độc đáo với khối tròn và thiết kế ghế đẩu hiện đại.

mau-phong-bep-don-gian-10

 Với căn hộ này, khôn gian bếp chính là một trong những điểm nhấn, tác động đến không gian chung trong tổng thể công trình. Thiết kế mặt bếp với đã vân trắng tự nhiên, tủ bếp hình chữ I đơn giản cùng với thiết kế bếp đảo, tận dụng làm bàn ăn, vừa độc đáo, vừa giúp tiết kiệm không gian tối đa.

mau-phong-bep-don-gian-11

 Sử dụng những gam màu có sự tưởng phản để tạo điểm nhấn cho không gian, chính là những gì đã và đang diễn ra trong mẫu phòng bếp hiện đại này. Thiết kế nội thất gam màu gỗ óc chó , tôn lên những nét hiện đại và tinh tế của công trình.

mau-phong-bep-don-gian-12

 Mẫu phòng bếp này thiết kế dành riêng cho những mẫu nhà phố.Với diện tích mặt tiền hẹp và chiều dài sâu. Thiết kế bếp hình chữ L với nội thất trắng sáng, cánh phủ Acrylic và bộ bàn ăn có tông màu tương phản, được xem là giải pháp hoá giải không gian hoàn hảo nhất hiện nay.

mau-phong-bep-don-gian-13

 Thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều ngăn kéo, nhiều hộc đựng đồ cùng với bố cục sắp xếp khoa học theo mạch tam giác bếp. Không gian bếp không những thuận tiện cho quá trình sử dụng, sinh hoạt, mà còn có hiệu ứng thẩm mĩ cao.

mau-phong-bep-don-gian-14

 Không gian nền làm màu chủ đạo, gam màu trắng nổi bật và tươi sáng hơn vói thiết kế mặt kính ốp bếp màu vàng cốm. Chiếc bàn bếp đảo đặt ở giữa ngăn cách bàn ăn và không gian chế biến. Thiết kế bàn ăn phong cách Tân cổ điển, đi cùng với những đường nét đơn giản, tạo nên những hiệu ứng thẩm mĩ tinh tế hơn.

Thiết kế nhà bếp nhỏ đẹp

 1. Lựa chọn màu sắc tươi sáng trong thiết kế bếp nhỏ

 Đối với diện tích bếp nhỏ việc lựa chọn các gam màu sáng mang đến sự rộng mở và thoáng mát cho không gian. Kích thích thị giác một cách mãnh liệt khiến bạn bất ngờ đặc biệt với gam màu trắng. Đây có thể nói là một ý tưởng thiết kế bếp nhỏ được ưu tiên hàng đầu. Bạn nên áp dụng nó ngay trong thiết kế phòng bếp của mình nhé.

 2. Thiết kế tủ áp trần cho phòng bếp nhỏ trở nên gọn gàng

 Ý tưởng thiết kế phòng bếp có tủ áp trần để có thêm không gian lưu trữ. Giúp chi em nội trợ có thể sắp xếp đồ vào trong khu vực bếp một cách gọn gàng, ngăn nắp. Ý tưởng thiết kế này là một trong những thiết kế bếp hiện đại ngày càng được ưu chuộng.

 3. Lựa chọn thiết kế tủ bếp chữ i cho nhà bếp nhỏ

 Bạn không may mắn khi sở hữu một không gian bếp nhỏ hẹp. Nhưng cũng đừng lo lắng vì điều đó khi bạn lựa chọn thiết kế tủ bếp chữ I. Một kiểu bếp phổ biến và đặc biệt phù hợp với không gian bếp nhỏ mà vẫn đầy đủ tính năng và tính thẩm mỹ. Một ý tưởng khá thú vị dành cho nhà nhỏ đúng không nào.

 4. Phụ kiện, thiết bị tủ bếp thông minh và hiện đại.

 Trên thị trường nội thất, tủ bếp hiện nay, phụ kiện và thiết bị tủ bếp hiện đại thông minh là sự trợ giúp đắc lưc cho nhà bếp hiện đại. Gíup quá trình làm việc trong nhà bếp trở nên thuận tiện và nhanh gọn hơn. Việc lựa chọn chúng là một ý tưởng tuyệt vời của thiết kế bếp nhỏ đẹp và hiên đại.

 5. Thêm đảo bếp làm bàn ăn và tăng sức chứa

 Thiết kế đảo bếp cho phòng bếp trở nên hiện đại và mới lạ hơn. Thiết kế này chính là sự kết hợp đảo bếp và bàn ăn đồng thời cung cấp thêm không gian lưu trữ. Khiến cho phòng bếp luôn gọn gàng và ngăn nắp, bạn sẽ cảm thấy thoáng hơn với thiết kế bếp nhỏ này.

 6. Lưu ý tới ánh sáng tới không gian bếp

 Bạn hãy ưu tiên không gian bếp ở gần mặt thoáng của căn nhà để phòng bếp nhỏ trở nên rộng rãi hơn nhờ nguồn ánh sáng mặt trời mà còn trở nên thông thoáng.

 7. Thêm cửa sổ trong thiết kế bếp nhỏ

 Ý tưởng thiết kế bếp nhỏ với cửa sổ đón ánh sáng và tầm nhìn của bạn trở nên rộng mở hơn. Nó mang tính thẩm mỹ cao cho nhà bếp của bạn, khiến chúng trở nên tươi sáng và thông thoáng hơn.

 8. Ý tưởng thiết kế bếp nhỏ tối giản

 Đối với những gia chủ độc thân hoặc cặp đôi trẻ, một phòng bếp chỉ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản và luôn đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ. Phong cách thiết kế tối giản là 1 giải pháp hoàn hảo cho những phòng bếp trong diện tích siêu chật hẹp.

 9. Thiết kế tủ bếp chữ U

 Nhà bếp nhỏ nhưng vẫn đầy đủ công năng sử dụng và hiện đại hay độc đáo. Ý tưởng thiết kế tủ bếp chữ u khá độc đáo cho phòng bếp nhỏ hẹp. Với công năng tối ưu và tính thẩm mỹ cao khiến bất cứ ai cũng muốn sở hữu căn bếp nhỏ ấm áp này.

 10. Ánh sáng nhân tạo cũng là một ý tưởng độc đáo

 Nguồn sáng đầy đủ vừa tạo hiệu ứng thị giác giúp căn phòng rộng hơn. Chúng còn giúp quá trình nấu nướng, dọn dẹp hay làm việc trở nên dễ dàng hơn.

 Nguồn: tổng hợp

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: quạt khói máy thảm uyên thy ống vách nông thôn ủ rác thải trồng rau mùi liền giá rẻ thùng xử quầy bar kệ treo inox việt sửa ga âm nhôm gió khử sạn tphcm toán chữa miếng dán mô điện tử mini xinh tuổi thực phẩm hello kitty bé búp bê gas sơn món móc đèn thuỷ vòi chai lọ hôi mầm non quận bình lạnh xe đẩy tiêu chuẩn tẩy rửa giấy duụng cụ tạp dề rùa phim găng tay thieết báo bài tui gầm cha ơi vắng tanh chuyện mẹo vặt lắp logo ghét nghiện hà xuka dao tháng dự gạo 100 bán trú kitchen (hài nga) tháo địa ngục thợ mộc quán hafele khăn hut tranh thịt trâu gác lót tiểu ly chúa đep ko trải thấp chậu xay 35 thuy địt vẽ thơ